Tháng 1/2022 hoạt động thương mại, vận tải và du lịch tăng trưởng tốt

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tháng 1/2022 là tháng cận Tết Nguyên đán nên hoạt động thương mại trong nước, vận tải và du lịch đều tăng so với tháng trước, trong khi đó hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa giảm.
Tháng 1/2022 hoạt động thương mại, vận tải và du lịch tăng trưởng tốt

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Một năm 2022 ước đạt 470,7 nghìn tỷ đồng, tăng 6,7% so với tháng trước và tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 0,3% (cùng kỳ năm 2021 tăng 3,6%).

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện tháng 12/2021 đạt 34,59 tỷ USD, cao hơn 75 triệu USD so với số ước tính. Ước tính tháng 01/2022 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 29 tỷ USD, giảm 16,2% so với tháng trước và tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng Một có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 63,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu tháng 01/2022, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 88,5%, giảm 1,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 7,7%, tăng 0,7 điểm phần trăm; nhóm hàng thủy sản chiếm 2,9%, tăng 0,8 điểm phần trăm; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 0,9%, bằng cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa thực hiện tháng 12/2021 đạt 31,62 tỷ USD, thấp hơn 353 triệu USD so với số ước tính. Ước tính tháng 01/2022 kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 29,5 tỷ USD, giảm 6,7% so với tháng trước và tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 01/2022 có 4 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 46,8% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu tháng 01/2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,7%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6,3%, giảm 0,2 điểm phần trăm.

Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 01/2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 9 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 10,2 tỷ USD. Tháng 01/2022 xuất siêu sang EU ước đạt 2,1 tỷ USD, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 5 tỷ USD, tăng 11,7%; nhập siêu từ Hàn Quốc 3,8 tỷ USD, tăng 28,9%; nhập siêu từ ASEAN 1,2 tỷ USD, tăng 69,2%; nhập siêu từ Nhật Bản 600 triệu USD (cùng kỳ năm 2021, xuất siêu 58,2 triệu USD).

Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 12/2021 xuất siêu 3 tỷ USD[3]; năm 2021 xuất siêu 4,08 tỷ USD; tháng 01/2022 ước tính nhập siêu 500 triệu USD. Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 1,8 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 1,3 tỷ USD.

Vận tải hành khách tháng Một ước tính đạt 165,3 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 15,0% so với tháng trước và giảm 54,0% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 giảm 27,4%); luân chuyển đạt 6 tỷ lượt khách.km, tăng 20,3% và giảm 61,4% (cùng kỳ năm 2021 giảm 34,4%). Vận tải hàng hóa tháng Một ước tính đạt 157,9 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 3,0% so với tháng trước và giảm 8,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước tăng 11,8%) và luân chuyển 32,3 tỷ tấn.km, tăng 1,1% và tăng 1,6% (cùng kỳ năm trước tăng 7,8%)

Khách quốc tế đến nước ta trong tháng Một ước đạt 19,7 nghìn lượt người, tăng 14,9% so với tháng trước và tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách đến bằng đường hàng không đạt 17,4 nghìn lượt người, chiếm 88% lượng khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 56,2% so với cùng kỳ năm trước; bằng đường bộ đạt 2,3 nghìn lượt người, chiếm 11,9% và giảm 64,2%; bằng đường biển 10 lượt người, chiếm 0,1% và giảm 76,7%.

Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
(Ngày Nay) - Theo số liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 4/5, số trẻ em tại nước này tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp và tiếp tục ở mức thấp kỷ lục, trong bối cảnh Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida đang nỗ lực triển khai những biện pháp chưa từng có để giải quyết vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân trả lời câu hỏi về tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thông tin tiến độ mới nhất về Luật Đất đai 2024
(Ngày Nay) - Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết: “Riêng với Bộ TN&MT, đến thời điểm được giao dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư, chúng tôi đã hoàn thành các dự thảo. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành”.
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
(Ngày Nay) - Ngày 4/5, một quan chức hàng đầu của Israel cho biết Israel sẽ cử một phái đoàn đến Cairo (Ai Cập) để đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza chỉ khi nước này nhận thấy “diễn biến tích cực” về khuôn khổ thỏa thuận trao đổi con tin.
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.
Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
(Ngày Nay) - Nhiều khả năng virus cúm gia cầm đã lây lan ở bò sữa 4 tháng trước khi giới chức Mỹ phát hiện và xác nhận loại virus này là chủng H5N1 độc lực cao. Đây là thông tin được nêu trong bản phân tích mới nhất về dữ liệu di truyền do Trung tâm dịch bệnh động vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thực hiện và công bố gần đây.