Zamosc là điển hình độc đáo của một thành phố (thị trấn) thời Phục hưng ở Trung Âu, được thiết kế và xây dựng phù hợp với lý thuyết của "thành phố lý tưởng". Thị trấn là một ví dụ nổi bật của một cách tiếp cận sáng tạo để quy hoạch thị trấn, kết hợp các chức năng của một tổng thể đô thị, nơi cư trú và một pháo đài theo phong cách đồng nhất với các giá trị kiến trúc và cảnh quan.
Thế kỷ 17, thành phố phát triển mạnh, thu hút không chỉ người Ba Lan mà còn nhiều quốc gia khác. Năm 1815, Zamosc đã trở thành một phần của Vương quốc Ba Lan, được quản lý bởi Đế chế Nga.
Các tòa nhà cổ nằm trong phố cổ bao gồm Quảng trường với tòa nhà thị chính lộng lẫy, các pháo đài và công sự có từ thế kỷ 19.
Nếu coi thành phố là một cơ thể thì "đầu" của thành phố là cung điện Zamoyski, "xương sống" là đường Grodzka, băng qua quảng trường lớn từ Đông sang Tây, theo hướng của cung điện và với "cánh tay" thể hiện bởi 10 đường phố giao nhau ở các đường phố chính: Đường Solna (phía Bắc của Quảng trường lớn) và đường Bernardo Morando (phía Nam của Quảng trường lớn).
Năm 1992, thành phố cổ Zamosc được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới.