Thành phố Hồ Chí Minh đưa văn hóa bản địa vào du lịch nội thành

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Ghi nhận tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh thời gian gần đây , ngành du lịch Thành phố đã tích cực đưa văn hóa bản địa vào du lịch nội thành và xem đây là một trong những chiến lược phát huy thế mạnh cho mạng lưới điểm đến trên địa bàn. Đặc biệt, nhiều quận, huyện liên tục ra mắt những sản phẩm du lịch mới để kích cầu thị trường du lịch, bước đầu tạo được ấn tượng mới với người dân và thu hút khách du lịch đến Thành phố Hồ Chí Minh.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mới đây UBND Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh đã khai trương chương trình "Về Chợ Lớn xem múa Lân". Đây là chương trình sẽ được triển khai định kỳ vào thứ 7 và Chủ nhật của tuần thứ 2 mỗi tháng tại quảng trường The Garden Mall, đường Hồng Bàng, Phường 12. Chương trình gồm 3 suất diễn, mỗi suất kéo dài 30 phút vào các khung giờ định kỳ đã được thông tin rộng rãi đến người dân và du khách. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ chương trình còn tổ chức nhiều gian hàng di động phục vụ ẩm thực, giới thiệu đặc sản và quà tặng lưu niệm địa phương.

Ông Nguyễn Võ Xuân Kỳ, Phó Chủ tịch UBND Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, "Về Chợ Lớn xem múa Lân" là chương trình giới thiệu, quảng bá nghệ thuật biểu diễn Lân Sư Rồng được kỳ vọng sẽ phát triển thành sản phẩm du lịch văn hóa thu hút du khách trong và ngoài nước. Hiện tại, các đơn vị chuyên môn của Quận 5 cũng phối hợp với doanh nghiệp du lịch, lữ hành để giới thiệu, đưa sản phẩm biểu diễn vào các chương trình city tour phục vụ du khách và định hướng trở thành điểm đến không thể bỏ lỡ khi du khách đến Thành phố Hồ Chí Minh.

Tương tự, sản phẩm du lịch "Tân Phú - Đi là nhớ" do UBND quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh triển khai đang phát huy được sức hút du khách và trở thành một trong những điểm đến mang đậm màu sắc văn hóa bản địa. Tham gia tour du lịch này, du khách có những trải nghiệm tại di tích địa đạo Phú Thọ Hòa, đình Tân Thới, chùa Pháp Vân với nhiều kỷ lục quốc gia... Du khách còn được thỏa sức mua sắm, thưởng thức ẩm thực địa phương tại Bảo tàng Sâm Ngọc Linh, chợ vải... trên địa bàn quận Tân Phú.

Liên quan đến sản phẩm du lịch này, ông Nguyễn Công Chánh, Phó Chủ tịch UBND quận Tân Phú cho hay, "Tân Phú - Đi là nhớ" không nằm ngoài mục tiêu lan tỏa niềm tự hào dân tộc, truyền cảm hứng du lịch văn hóa song song với thu hút du khách trong và ngoài nước. Có được sản phẩm du lịch này, quận đã phối hợp với doanh nghiệp du lịch, công ty lữ hành và chuyên gia để nghiên cứu, xây dựng nên hành trình tour đảm bảo thú vị, quảng bá hình ảnh, con người, đời sống tại địa phương.

Trao đổi với phóng viên TTXVN, chị Thu May, du khách đến từ thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An chia sẻ, được biết Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nền văn hóa giao thoa, cũng như di tích văn hóa - lịch sử nên rất muốn tham quan và tìm hiểu. Vì vậy, những sản phẩm du lịch với hành trình tour nửa ngày hoặc chỉ một ngày phù hợp với thị hiếu du khách là tiết kiệm thời gian trải nghiệm khám phá văn hóa - lịch sử, thưởng thức món ngon đặc trưng tại mỗi quận, huyện.

Còn một số du khách khác cũng chỉ ra rằng, sau khi tham gia sản phẩm du lịch của các quận, huyện, du khách đến Thành phố Hồ Chí Minh về có thể giới thiệu, quảng bá đến người thân, bạn bè một số địa điểm mà mình đã tham quan có những nét độc đáo như thế nào so với điểm đến du lịch khác. Với những trải nghiệm sản phẩm du lịch ở một số quận, huyện, nếu có cơ hội trở lại Thành phố Hồ Chí Minh du khách mong muốn được tìm hiểu, khám phá giá trị điểm đến, văn hóa - lịch sử, con người, đời sống địa phương của tất cả quận, huyện và thành phố Thủ Đức.

Theo nền tảng cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến hàng đầu Agoda, du lịch nội địa vẫn là lựa chọn ưu tiên đối với người Việt. Mùa hè luôn lý tưởng để các nhóm gia đình tề tựu gặp gỡ, do đó hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội lần lượt giữ vị trí đầu tiên và thứ ba. Còn những vị trí còn lại chủ yếu tập trung vào một số thành phố biển, vì nhu cầu tránh nóng mùa hè của nhiều du khách.

Đến thời điểm này, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 10 sản phẩm dịch địa phương nằm trong chương trình "mỗi quận, huyện một sản phẩm du lịch" do Sở Du lịch thành phố phát động từ đầu năm 2022. Nét chung của những sản phẩm này là không ngừng nỗ lực giới thiệu điểm đến, văn hóa, ẩm thực... nhưng đồng thời cũng chú trọng khai thác vẻ đẹp tự nhiên, con người và tài nguyên bản địa tại mỗi quận, huyện. Ngoài những sản phẩm du lịch kể trên, trước đó nhiều quận, huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo ấn tượng với du khách bằng những sản phẩm độc đáo như Quận 8 có sản phẩm du lịch "Trên bến dưới thuyền"; huyện Củ Chi có "Củ Chi vùng đất bình yên, thân thiện và nghĩa tình”... Bên đó, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cũng nâng cấp, đổi mới nhiều sản phẩm du lịch trên địa bàn như "Lắng nghe hơi thở của rừng" mang đến cho du khách hành trình khám phá, trải nghiệm dịch vụ du lịch ở Cần Giờ; "Từ Sài Gòn xưa đến Thành phố Hồ Chí Minh " khám phá trung tâm thành phố; "Hóc Môn trên bến dưới thuyền"; "Bình Chánh những điều chưa kể"; "Thành phố Thủ Đức bên dòng sông xanh"...

Liên quan đến chương trình "mỗi quận, huyện một sản phẩm du lịch", bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, một trong những chiến lược của ngành du lịch Thành phố là trở thành điểm đến hấp dẫn về giá trị văn hóa - lịch sử, ẩm thực, con người địa phương. Kết quả thống kê dữ liệu tài nguyên du lịch Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là 366 điểm đến có sức hấp dẫn, được đánh giá có khả năng khai thác và thu hút du khách. Những điểm đến này, tập trung chủ yếu ở 4 nhóm tài nguyên chính, gồm: tài nguyên du lịch tự nhiên; tài nguyên du lịch văn hóa vật thể; tài nguyên du lịch văn hóa phí vật thể; tài nguyên du lịch gắn với công trình nhân tạo hấp dẫn.

Trên cơ sở phân loại tài nguyên du lịch, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá tiềm năng du lịch đặc trưng, hình thành đa dạng sản phẩm hấp dẫn, kết nối phát triển tuyến điểm, nâng cao chất lượng và tạo sự phong phú cho điểm tham quan phục vụ khách du lịch trong, ngoài nước. Hơn thế nữa, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh định hướng các nhóm sản phẩm du lịch chủ lực như nhóm sản phẩm về văn hóa - lịch sử, ẩm thực, mua sắm, giải trí và hoạt động về đêm, khám phá thiên nhiên, MICE (loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác) kết hợp giao thương và về y tế - sức khỏe. Nguồn dữ liệu tài nguyên và điểm đến du lịch đã được cập nhật trên công cụ tìm kiếm Google và được công bố rộng rãi trên hệ thống các trang thông tin chính thức của Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tại các địa chỉ: http://sodulich.hochiminhcity.gov.vn/; https://www.visithcmc.vn/.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...