Thanh tra Chính phủ: Công ty Hải Linh sử dụng sai Quỹ bình ổn xăng dầu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thanh tra Chính phủ nêu rõ, Công ty TNHH Hải Linh đã kết chuyển số tiền trích lập và chi sử dụng vào tài khoản Quỹ bình ổn giá xăng dầu, nhưng sau đó chuyển về tài khoản thanh toán của doanh nghiệp để sử dụng với tổng số tiền trên 2.551 tỉ đồng.
Thanh tra Chính phủ: Công ty Hải Linh sử dụng sai Quỹ bình ổn xăng dầu

Tại kết luận thanh tra số 1061 về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu, Thanh tra Chính phủ phát hiện từ ngày 1.1.2017 đến 30.6.2022 có 8 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, trong đó có Công ty TNHH Hải Linh (trụ sở tại thành phố Việt Trì, Phú Thọ) chưa thực hiện đầy đủ việc đăng ký hệ thống phân phối xăng dầu định kỳ và khi có sự thay đổi với Bộ Công Thương theo quy định.

Công ty TNHH Hải Linh cũng nằm trong nhóm 7 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đã sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu sai mục đích bình ổn giá, không kết chuyển mà để lại tài khoản thanh toán của doanh nghiệp thường xuyên, trong nhiều kỳ trước khi hoàn trả lại Quỹ bình ổn giá xăng dầu với tổng số tiền trên 7.927 tỉ đồng.

Thanh tra Chính phủ nêu rõ, Công ty TNHH Hải Linh đã kết chuyển số tiền trích lập và chi sử dụng vào tài khoản Quỹ bình ổn giá, nhưng sau đó chuyển về tài khoản thanh toán của doanh nghiệp để sử dụng với tổng số tiền trên 2.551 tỉ đồng (số liệu cộng dồn của các kỳ).

Cơ quan thanh tra đã kiến nghị thu hồi trên 2.551 tỉ đồng của Công ty TNHH Hải Linh sử dụng sai mục đích trên, đưa về Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Công ty Hải Linh do vợ chồng đại gia Lê Văn Tám (người sở hữu toà lâu đài nguy nga ngay tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) thành lập từ năm 2002. Tính đến cuối năm 2021, vốn điều lệ của công ty đạt 2.050 tỉ đồng, trong đó ông Lê Văn Tám sở hữu 68,67% cổ phần; số cổ phần còn lại do bà Nguyễn Thị Hải nắm giữ (31,33%). Ông Tám đồng thời đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật của công ty.

Trong giai đoạn 2017-2019, tổng tài sản của Hải Linh tăng đáng kể, từ 5.845 tỷ đồng (2017) lên 7.351 tỷ đồng (2018) rồi lên 12.234 tỷ đồng (2019). Các khoản phải thu ngắn hạn tăng khá mạnh ở giai đoạn này, từ 439,2 tỷ đồng (2017) lên 752,9 tỷ (2018), rồi tăng gần 6 lần lên 4.325 tỷ đồng (2019). Hàng tồn kho của Hải Linh ở giai đoạn này cũng tăng đáng kể, lần lượt là: 1.169 tỷ đồng (2017), 1.328 tỷ đồng (2018) và 1.726 tỷ đồng.

Phần lớn tài sản của Hải Linh được tài trợ bằng nợ phải trả. Cụ thể, nợ phải trả năm 2017 là 4.999 tỷ đồng (tương đương khoảng 85,5% tổng tài sản), năm 2018 là 6.230 tỷ đồng (tương đương 84,7%) và năm 2019 là 10.799 tỷ đồng (tương đương 88%). Đáng chú ý, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng khá mạnh ở giai đoạn này, từ 1.616 tỷ đồng (2017) lên thành 4.274 tỷ đồng (2019).

Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của Hải Linh lần lượt là: 846,3 tỷ đồng (2017), 1.121 tỷ đồng (2018) và 1.434 tỷ đồng (2019). Như vậy, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của Hải Linh ở giai đoạn này là rất cao, ở các mức từ 5,5 lần đến 7,5 lần. Tuy nhiên, việc doanh thu tăng trưởng mạnh đã phần nào cho thấy mức độ hiệu quả trong sử dụng đòn bẩy của Hải Linh.

Về dòng tiền, đáng lưu ý là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh bị âm liên tiếp ở 2 năm 2017 và 2018. Trong khi năm 2017 là -83,4 tỷ đồng thì năm 2018 âm nặng hơn với -366,6 tỷ đồng. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến công ty phải tăng cường vay nợ, biểu hiện cụ thể là dòng tiền vay/trả ngày càng lớn: năm 2017 là 13.074 tỷ đồng/12.349 tỷ đồng, năm 2018 là 20.006 tỷ đồng/18.455 tỷ đồng.

Năm 2017, dòng tiền thuần của Hải Linh âm hơn 663 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ số này đã được cải thiện ở năm 2018 và 2019, lần lượt là 23,3 tỷ đồng và 1.134 tỷ đồng, cho thấy công ty đã khắc phục được điểm yếu và củng cố sức khỏe tài chính.

Trong một diễn biến mới đây, ngày 28/9, Công ty Hải Linh đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 1.850 tỷ đồng lên thành 1.950 tỷ đồng. Đây là lần thứ 3 công ty này thực hiện tăng vốn kể từ đầu năm 2021 đến nay. Trước đó là 1 lần tăng vốn từ 1.700 tỷ đồng 1.750 tỷ đồng vào ngày 30/3, sau đó tiếp tục tăng lên 1.850 tỷ đồng vào ngày 24/6.

Được biết, ngoài Hải Linh, trong hệ sinh thái của "ông chủ" Lê Văn Tám còn có một số doanh nghiệp khác như Công ty TNHH Điện Lực Hiệp Phước, Công ty TNHH MTV dầu khí Hải Linh Vũng Tàu, Công ty TNHH MTV Hải Linh Bắc Ninh, Công ty TNHH MTV Hải Linh Hà Nam, Công ty TNHH MTV Hải Linh Tây Bắc. Đây đều là những doanh nghiệp có doanh thu mỗi năm từ vài trăm tỷ đến vài nghìn tỷ đồng.

Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.