Tòa tháp Minaret cao 65m được xây dựng vào thế kỷ 12 bằng gạch với phần chữ chạm màu xanh ở trên đỉnh. Tòa tháp mang đầy đủ những đặc điểm về kiến trúc, văn hóa và nghệ thuật của thời kỳ và vùng đất xây dựng.
Tháp Minerat bao gồm bốn trục hình trụ thon xếp chồng lên nhau, được xây dựng trên một chân đế hình bát giác với gạch nung gắn kết bằng vữa vôi. Bên ngoài của tháp được bao phủ hoàn toàn bằng họa tiết trang trí hình học với những chữ viết sơ khai của người Ả Rập màu ngọc lam. Xung quanh tháp là các tảng đá khắc chữ Do Thái cổ từ thế kỉ 11 đến thế kỷ thứ 12 trên đồi Kushkak, những di tích của các lâu đài và tòa tháp triều đại Ghurid trên bờ sông Hari.
Tháp Minaret có thể được tiếp cận thông qua một cầu thang xoắn ốc kép chạy từ chân đế hình bát giác lên đến đỉnh, uốn lượn như cấu trúc DNA xoắn kép. Cầu thang kết thúc tại một căn phòng mở, từ đó bạn có thể nhìn ra toàn bộ con sông. Từ căn phòng này sẽ có một cầu thang thứ hai tiếp tục dẫn lên khu vực cửa trời ở chóp tháp.
Tòa tháp là đại diện tiêu biểu cho nền văn hóa Hồi giáo với lối kiến trúc và trang trí. Tòa tháp chính là chứng nhân cho sự thịnh vượng của Triều đại Ghurid cực thịnh vào thế kỷ 12, đánh dấu những chiến công của các Sultan (hoàng đế) ở đất nước thuộc lục địa tiểu ấn này.
Minaret giữ vị trí là tòa tháp bằng gạch cao nhất thế giới cho đến khi Qutub Minar ở Delhi được xây dựng cũng bởi vương triều Ghurid vào thế kỷ 20. Tháp Minaret ở Jam nằm trong một nhóm khoảng 60 tòa tháp giáo đường được xây dựng giữa thế kỉ 11 và thế kỷ thứ 13 ở Trung Á, Iran và Afghanistan.
Sự tồn tại của Minaret không được thế giới biết đến cho đến khi nhà địa lý Thomas Holdich báo cáo về nó vào năm 1886 khi làm việc cho Ủy ban Ranh giới Afghanistan. Tuy nhiên sau đó nó vẫn không nhận được sự chú ý trên thế giới cho đến năm 1957 nhờ vào công trình của hai nhà khảo cổ học người Pháp.
Tháp Minaret ở Jam là di sản thế giới đầu tiên của Afghanistan được UNESCO công nhận.