Thay đổi giáo dục đại học: Nửa mừng nửa băn khoăn

Ra đời” vào sát ngày cuối cùng năm 2019, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục Đại học sửa đổi được đón nhận với cả niềm vui lẫn điều chưa như ý. 
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Vui vì hướng dẫn có nhiều hành lang thuận lợi để phát triển, song vẫn chưa toại nguyện vì còn “vướng víu, chưa rõ ràng”.

“Luật sửa đổi cho đến bây giờ có nhiều điểm tiến bộ. Nghị định chỉ cần hướng dẫn tốt như luật là được. Nói thật là tôi thất vọng khoảng 50%, nhưng có vẫn hơn”, ông Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng, một trong những người theo sát sao việc hướng dẫn thực thi luật cho hay.

“Chắc chắn sẽ giúp việc phân vai hợp lý, giảm sự chồng chéo, cơ sở chịu trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về hoạt động tuyển sinh, tổ chức bộ máy, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế phù hợp quy định của pháp luật”, ông Trần Đình Lý, Hiệu phó Trường ĐH Nông lâm TP.HCM bày tỏ.

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành những nội dung chính căn bản về 4 nhóm vấn đề sau: Hệ thống cơ sở GDĐH (tên gọi; chuyển đổi cơ tư thục sang tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; chuyển trường đại học thành đại học và thành lập trường trực thuộc; liên kết các trường đại học thành đại học; công nhận cơ sở định hướng nghiên cứu); Hội đồng trường và hiệu trưởng các cơ sở; Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình, hệ thống văn bằng, chứng chỉ giáo dục đại học và một số vấn đề khác...

Mấy băn khoăn về đại học nghiên cứu

Một trong những điểm đáng chú ý của Nghị định là có nhiều tiêu chí cụ thể bằng con số để cơ sở GDĐH được công nhận là “định hướng nghiên cứu”.

Chẳng hạn: Có đơn vị thuộc, trực thuộc nghiên cứu khoa học cơ bản, nghiên cứu phát triển công nghệ nguồn; có tỷ lệ ngành đang đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đạt từ 50% trở lên so với tổng số ngành đang đào tạo; trong 3 năm, có quy mô tuyển sinh thạc sĩ, tiến sĩ trung bình không thấp hơn 20% tổng quy mô tuyển sinh và cấp trung bình từ 20 bằng tiến sĩ trở lên trong một năm; trong 3 năm gần nhất, tỷ trọng nguồn thu trung bình từ các hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, chuyển giao không thấp hơn 15% tổng thu của cơ sở; trong 3 năm gần nhất, công bố trung bình mỗi năm từ 100 bài báo trở lên và đạt tỷ lệ trung bình một giảng viên cơ hữu công bố mỗi năm từ 0,3 bài trở lên trên các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới,v.v...

Theo ông Lê Vinh Danh, các con số quy định có những bất hợp lý. Chẳng hạn quy định mỗi năm cấp 20 bằng tiến sĩ là cách tiếp cận coi trọng về số lượng. Còn nguồn thu từ chuyển giao khoa học công nghệ chỉ có 15% là thấp, ảnh hưởng luôn đến chất lượng. Hay lẽ ra nên giao cho Bộ KHCN thay vì quy định “Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định danh mục tạp chí khoa học có uy tín…”.

Trong khi đó, một giáo sư của trường đại học kỹ thuật ở TP.HCM thì nhìn nhận: Hiện nay quỹ Nafosted (Bộ KHCN) có danh mục “tạp chí ISI uy tín” dành cho khối ngành khoa học tự nhiên nhưng vẫn còn ý kiến cho là chưa hợp lý vì những tạp chí SCIE đã bị loại trong khi ởmột số ngành, những tạp chí rất tốt hiện nay lại ở danh mục SCIE. Vị giáo sư cũng thắc mắc: Ở các trường đại học hiện nay không có sự rạch ròi giữa các đơn vị chuyên về nghiên cứu cơ bản, và các đơn vị chuyên về nghiên cứu phát triển công nghệ nguồn. Các khoa, các bộ môn có được xem là đơn vị nghiên cứu?

Một điều nữa, vị giáo sư này cho rằng phải nói rõ bài báo khoa học trong các tiêu chí "100 bài báo"hay "0,3 bài trung bình…” là do chính giảng viên và sinh viên của trường thực hiện toàn bộ, hoặc nội dung chính. Bởi đang có tình trạng “mua bán bài báo” để cố đạt được tiêu chí này, mà điều đó không thể hiện được năng lực nghiên cứu của trường.

Ngoài ra, ông cũng góp ý cần nói rõ về các con số khác như: Tỷ lệ sinh viên trên giảng viên không quá 20, tỷ lệ giảng viên có chức danh GS, PGS không thấp hơn 20% tổng giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ…

Sẽ thêm một số cơ sở đại học “tầm vóc”

Một trong những điểm nổi bật của Nghị định này là các hướng dẫn cụ thể nhằm sắp xếp lại hệ thống cơ sở GDĐH, với các quy định về phát triển và liên kết “trường đại học” thành “đại học”.

“Việc phát triển hoặc liên kết thành đại học sẽ tạo ra các đại học lớn đủ tầm vóc để cạnh tranh, xếp hạng quốc tế là điều rất tích cực; tạo hành lang pháp lý để phát triển đại học Việt Nam”, ông Trần Đình Lý đánh giá.

Theo quy định mới này, để phát triển lên, phải có ít nhất 3 trường thuộc trường đại học được thành lập; có ít nhất 10 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ; có quy mô đào tạo chính quy trên 15.000 người,v.v...

Lấy dẫn chứng đại học Pricton của Mỹ với hơn 260 năm tuổi đời, có 7 trường thành viên và hơn chục viện nghiên cứu, nhưng quy mô hàng năm chỉ chưa đến 7.000 sinh viên, ông Lê Vinh Danh cho rằng con số 15.000 là không thoả đáng.

Còn ông Phạm Thái Sơn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM nhìn nhận: “Cả nước sẽ chỉ có mấy đại học bởi không thể “nâng cấp” ồ ạt”. Theo ông Sơn, quy định có 10 ngành tiến sĩ mới thành lập đại học là cần thiết. Việc này đề phòng các trường muốn sớm nâng cấp và trong bối cảnh Việt Nam là chính xác, khi trường nào cũng muốn bỏ chữ “trường”. Ông Sơn "chỉ hơi lăn tăn ở quy mô 15.000 người vì con số này khó nói quy mô cũng như chất lượng các trường".

Một trong các chính sách lớn của Luật là mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ đại học. Trên cơ sở đó, Nghị định đã hướng dẫn các quyền tự chủ về hoạt động chuyên môn, tổ chức bộ máy và nhân sự,  tài chính và tài sản.

Các cơ sở giáo dục đại học công lập đang thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ề quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự, tài chính và tài sản thực hiện theo các quy định của Luật GDĐH (đã sửa đổi bổ sung) và Nghị định này. Những nội dung thí điểm khác đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong đề án thì được thực hiện cho đến khi Chính phủ ban hành Nghị định mới về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, về số lượng người làm việc và vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập; về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo ông Lê Vinh Danh, Nghị định đã cơ bản cởi trói cho các trường về tự chủ, nhưng vẫn còn vai trò quá lớn của cơ quan chủ quản. Trong khi luật sửa đổi cho cơ chế mở hơn thì Nghị định lại có những điều khoản siết tự chủ của các trường hơn.

Cần làm rõ “tương đương”

Với ông Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhìn chung nghị định đã có những quy định phù hợp với bối cảnh VN nhưng vẫn phải chờ sắp tới sẽ phải hướng dẫn tiếp. Nghị định không nói “kỹ sư, bác sĩ tương đương thạc sĩ” mà điều này chỉ được hiểu khi chiếu theo khung trình độ quốc gia. Nếu tương đương thạc sĩ mà được xếp lương như một thạc sĩ thì đã rõ, còn nếu xếp lương như một cử nhân thì quay lại như cũ thì từ gọi bác sĩ, kỹ sư sẽ không còn ý nghĩa.

Ông Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nha Trang nói Nghị định thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ và Bộ GD-ĐT giúp các trường có hành lang pháp lý rõ hơn để vận hành; tuy vậy tính hiệu lực hiệu quả phải đợi thực tiễn chứng minh. Vào ngày 6/1, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức hướng dẫn hội thảo hướng dẫn thi hành văn bản pháp lý này.

Theo Vietnamnet
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).