Nhật Bản đề xuất thay đổi cách viết họ tên trên báo chí

(Ngày Nay) - Chính phủ Nhật Bản dang đề xuất các cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế sửa đổi cách viết tên của người dân Nhật Bản theo đúng thứ tự truyền thống là họ trước và tên sau.
Nhật Bản đề xuất thay đổi cách viết họ tên trên báo chí

Ở Nhật Bản, mọi người được gọi bằng họ trước và tên sau, cũng như thông lệ ở các nước đồng văn là Trung Quốc và Hàn Quốc.

Tuy nhiên, trong hơn một thế kỷ rưỡi, danh xưng của người Nhật Bản đã bị đảo lộn khi được dịch sang các thứ tiếng khác. Việc này trở nên phổ biến trong thời kỳ Minh Trị (giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20), thời kỳ Nhật Bản trở thành một quốc gia công nghiệp hóa hiện đại với những thành tựu khoa học, công nghệ và chính trị.

Tuy nhiên, thực tế này có thể sớm thay đổi, khi Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono (hoặc đúng hơn là Kono Taro) cho biết hôm thứ Ba rằng ông dự định yêu cầu các phương tiện truyền thông quốc tế viết tên theo đúng thứ tự họ trước tên sau của người dân Nhật Bản.

"Tôi có kế hoạch yêu cầu các tổ chức truyền thông quốc tế làm điều này. Các tổ chức trong nước có ấn bản tiếng Anh cũng nên tuân thủ", Ngoại trưởng Nhật Bản cho biết.

Ông Taro Kono cũng đề cập đến một báo cáo được viết bởi gần 20 năm trước bởi Hội đồng Ngôn ngữ Quốc gia Nhật Bản khuyên rằng tên tiếng Nhật phải được viết bằng họ trước và tên riêng sau. Một cuộc thăm dò vào năm 2000 của Cơ quan Văn hóa Nhật Bản cho thấy, vào thời điểm đó, 34,9% người dân Nhật Bản thích được nhắc tới họ trước, 30,6% thích tên được đặt lên trước và 29,6% không có ý kiến.

Trong một cuộc họp báo khác hôm thứ Ba, Bộ trưởng Giáo dục Nhật Bản Masahiko Shibayama cũng đã công bố kế hoạch kêu gọi các cơ quan chính phủ khác ở Nhật Bản áp dụng định dạng tiếng Nhật cho tên bằng tiếng Anh, The Japan Times đưa tin.

Đề xuất mới nhất này xuất hiện tại một thời điểm đáng chú ý của Nhật Bản.

Thời kỳ Lệnh Hòa tại Nhật Bản đã chính thức bắt đầu vào ngày 1/5 khi Thái tử Naruhito lên ngôi Nhật hoàng, trở thành hoàng đế thứ 126 của quốc gia. Ngoài ra, sắp tới Nhật Bản sẽ tổ chức các sự kiện quốc tế đáng chú ý như hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka vào tháng tới và Thế vận hội Tokyo 2020.

Tuy nhiên, việc thay đổi tên có thể phức tạp hơn một chút so với lần đề xuất đầu tiên. Đáng chú ý việc đảo ngược danh xưng bắt nguồn từ chính phủ Nhật Bản và các công sở tại nước này vốn tuân theo các quy ước đặt tên phương Tây trong các tài liệu dịch của mình.

Tên nước ngoài ở Nhật Bản được phiên âm bằng tiếng Nhật theo cùng một mẫu được viết bằng ngôn ngữ gốc. Và không phải ai cũng hào hứng với sự thay đổi.

Một số dịch giả đã lên tiếng phàn nàn về đề xuất này, trong khi đó cựu Thống đốc Tokyo Yoichi Masuzoe cho rằng sự thay đổi sẽ chỉ tạo ra "rắc rối và chi phí" không đáng có.

Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
(Ngày Nay) - Theo số liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 4/5, số trẻ em tại nước này tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp và tiếp tục ở mức thấp kỷ lục, trong bối cảnh Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida đang nỗ lực triển khai những biện pháp chưa từng có để giải quyết vấn đề này.
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
(Ngày Nay) - Ngày 4/5, một quan chức hàng đầu của Israel cho biết Israel sẽ cử một phái đoàn đến Cairo (Ai Cập) để đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza chỉ khi nước này nhận thấy “diễn biến tích cực” về khuôn khổ thỏa thuận trao đổi con tin.
Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
(Ngày Nay) - Nhiều khả năng virus cúm gia cầm đã lây lan ở bò sữa 4 tháng trước khi giới chức Mỹ phát hiện và xác nhận loại virus này là chủng H5N1 độc lực cao. Đây là thông tin được nêu trong bản phân tích mới nhất về dữ liệu di truyền do Trung tâm dịch bệnh động vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thực hiện và công bố gần đây.
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Tọa đàm ra mắt sách “Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc – văn” đã diễn ra ngày 4/5 tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn, số 65 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Sách dày 800 trang, của tác giả Lê Y Linh, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết với Tri Thức Trẻ Books ấn hành.
Google "nín thở" chờ phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền ở Mỹ
Google "nín thở" chờ phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền ở Mỹ
Ngày 3/5, Tập đoàn Google và Bộ Tư pháp Mỹ đã kết thúc phần tranh luận cuối cùng liên quan đến cáo buộc công ty con của Alphabet vi phạm luật chống độc quyền ở mảng công cụ tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến. Đây là vụ kiện mang tính bước ngoặt, được đánh giá là có khả năng định hình “tương lai của Internet”.