Thí sinh ‘chạy đua’ với đề án tuyển sinh đại học

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Mùa tuyển sinh 2022 đang bắt đầu bằng việc hàng loạt các trường Đại học công bố đề án tuyển sinh. Những đổi mới về phương thức xét tuyển khiến hầu hết thí sinh “đứng ngồi không yên”, nhanh chóng thay đổi phương thức học tập.

“Phải có IELTS mới chắc chân vào đại học”

Trong hơn 10 phương thức tuyển sinh đại học mà các trường đại học công bố, những thí sinh nào có chứng chỉ ngoại ngữ là lợi thế. Bởi vậy, ngoài các môn học chính trên lớp, nếu thí sinh có IELTS sẽ có nhiều cơ hội đỗ hơn.

Thí sinh ‘chạy đua’ với đề án tuyển sinh đại học ảnh 1
Học sinh lớp 12 tranh thủ "thời gian vàng" học trực tiếp để ôn luyện. Ảnh: Hà Giang.

Đặt nguyện vọng thi đỗ trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ngay từ hè năm ngoái, Trần Tú My, học sinh trường THPT Lê Hồng Phong (Hải Phòng) đưa ra mục tiêu và bắt đầu học tập, ôn luyện. Đánh giá về đề án tuyển sinh năm nay, My cho rằng, hầu hết các trường đang ngày càng siết chặt tiêu chuẩn chất lượng đầu vào, đa dạng hóa các phương thức tuyển sinh. Tuy nhiên, điều này khiến cho học sinh vô cùng áp lực, năm nào cũng phải chạy đua với phương thức xét tuyển.

“Mặc dù có ý định vừa ôn luyện thi học sinh giỏi, lấy giải cao nhằm được xét tuyển thẳng, nhưng với tình hình này, em phải học thêm tiếng Anh để thi IELTS vào tháng 3 tới. Hy vọng rằng thời gian vẫn đủ để em thực hiện được mục tiêu”, My chia sẻ.

May mắn hơn My, được học tiếng Anh từ nhỏ, Nguyễn Tiến Minh, học sinh trường THPT Việt Đức (Hà Nội) đã sớm có trong tay chứng chỉ IELTS 7.0. Nhưng khi biết được đề án tuyển sinh của những trường mình có nguyện vọng đỗ, Minh cũng không tránh khỏi lo lắng: “Dạo quanh các hội nhóm 'ôn thi Đại học, Quyết tâm đỗ đại học...', em thấy các bạn có điểm IELTS rất cao. Trong khi đó, chỉ tiêu tuyển sinh lại thấp, nên với con số 7.0, em vẫn không thể yên tâm. Em đang cố gắng ôn luyện nâng lên 7.5 hoặc 8.0. Như vậy may ra mới chắc suất”.

Vất vả ôn thi cùng lúc hai kỳ thi, Lê Thu Vân, học sinh trường THPT Trần Nguyên Hãn (Vĩnh Phúc) chia sẻ: “Không phải trường chuyên, không có điều kiện học IELTS, em chỉ còn cách chăm chỉ học các môn thi tốt nghiệp để xét đại học bằng phương thức này. Năm nay, tỷ lệ ở các trường top từ 10-20%. Khó khăn càng thêm khó khăn...”.

“Ở trường, thầy cô cũng bắt đầu cho chúng em tiếp cận với các đề thi Đánh giá năng lực. Tuy nhiên, kiến thức khá rộng. Có những câu hỏi thuộc các môn không phải thế mạnh như Lý, Hóa, Sinh, nên em đang rất căng thẳng, lo lắng cho kỳ thi sắp tới”, Thu Vân cho biết.

Cùng chung tâm lý khi không có điều kiện học chứng chỉ ngoại ngữ, Trần Minh Quân, học sinh lớp 12 trường THPT Yên Dũng số 1 (Bắc Giang) không khỏi áp lực khi phải học thêm nhiều kiến thức: “Ngoài 3 môn thi chính, em cũng phải học thêm Đề thi đánh giá năng lực để thêm cơ hội được bước chân vào đại học. Hiện tại, hầu như em không có thời gian rảnh, ngoài 3 môn thi chính phải luyện đề đánh giá năng lực. Thời gian học tập, ôn luyện không còn nhiều, lại phải tham gia 2 kỳ thi, bản thân cảm thấy mệt mỏi những vẫn phải cố gắng”...

Nhiều cơ hội cho thí sinh

Lý giải về việc ưu tiên sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để xét tuyển của nhiều trường Đại học năm nay, thầy Phạm Minh Sơn, giáo viên dạy Toán ở Hải Phòng cho hay: “Giờ đòi hỏi về ngoại ngữ là điều bình thường. Các trường đại học top đầu đương nhiên muốn tuyển những thí sinh đáp ứng năng lực công dân toàn cầu, theo xu hướng chung quốc tế. Mặt khác, việc xét tuyển dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ cũng là cách để đa dạng phương thức tuyển sinh. Khi Kỳ thi tốt nghiệp THPT không còn tính phân loại mạnh, các trường vẫn có thể đảm bảo được chất lượng đầu vào”.

“Tuy nhiên, các bạn học sinh cũng không nên chỉ tập trung vào ôn luyện thi chứng chỉ ngoại ngữ, mà bỏ bê việc ôn luyện trên lớp. Thực tế, các trường đại học đều sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp giữa IELTS với GPA học bạ hoặc điểm thi tốt nghiệp, chứ không phải chỉ kết quả IELTS”, thầy Sơn chia sẻ thêm.

Là một giáo viên có kinh nghiệm nhiều năm ôn luyện thi đại học, cô Nguyễn Lan Anh, giáo viên Ngữ Văn ở Vĩnh Phúc cũng rất băn khoăn trước những thay đổi này: “Việc phải giúp học sinh tiếp cận thêm với đề thi Đánh giá năng lực cũng gây ra không ít áp lực cho chính giáo viên. Cấu trúc đề thi mới mẻ, không có nhiều tài liệu tham khảo, hầu hết các thầy cô chưa có nhiều kinh nghiệm”.

“Mặc dù vậy, các bạn học sinh cần phải giữ tâm thế thật bình tĩnh. Về bản chất, đề thi tốt nghiệp và đề Đánh giá năng lực vẫn chỉ bao gồm các kiến thức đã học trong sách giáo khoa. Cho nên, chỉ cần nắm chắc các nền tảng kiến thức căn bản, phát huy những kỹ năng đã học vào từng dạng đề thì có thể tự tin chinh phục bất kỳ kỳ thi nào”, cô Lan Anh chia sẻ.

Trước những lo ngại có sự bất bình đẳng khi xét tuyển đại học bằng một số chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS, TOEFL, mới đây, trả lời báo chí, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: "Đa phần các trường sử dụng nhiều phương thức để xét tuyển. Một số cơ sở giáo dục đại học thuộc top đầu có những chương trình chất lượng cao, chương trình tiên tiến học hoàn toàn bằng Tiếng Anh, việc sử dụng thêm các tiêu chí như chứng chỉ ngoại ngữ IELTS, TOEFL trong xét tuyển cũng là điều hợp lý, bởi có tính hội nhập quốc tế".

Tuy nhiên, tiêu chí về IELTS, TOEFL không phải là tiêu chí duy nhất, thông thường, các trường còn căn cứ cả kết quả học tập hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT. Chưa kể, cũng chỉ một phần chỉ tiêu được xác định tuyển sinh bằng phương thức này.

Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến cáo các trường đại học khi đưa ra những phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh cần đảm bảo sự ổn định, tránh gây xáo trộn, biến động lớn ảnh hưởng việc học tập và ôn luyện của thí sinh. Các tiêu chí tuyển sinh cần phù hợp với ngành đào tạo và phân loại được thí sinh, việc xét tuyển thực hiện trên cùng thang đo, trên một mặt bằng chung nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào, tăng cường cả chất lượng đào tạo, để xây dựng và khẳng định uy tín của nhà trường; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi, giảm áp lực cho thí sinh, đảm bảo công bằng.

Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.