Thi THPT quốc gia trên máy tính: Cơ hội nào cho học sinh vùng sâu vùng xa?

[Ngày Nay] - Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, giai đoạn 2021-2025 cơ bản giữ ổn định như kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, thực hiện một số điều chỉnh cho phù hợp thực tế phương thức tổ chức thi. Đặc biệt nhất là tiến tới phương thức tổ chức thi trên máy tính.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Những điều chỉnh cho phù hợp điều kiện thực tế và đặc biệt là hoàn thiện phương thức thi trên máy tính sẽ được Bộ GD-ĐT công bố trước một năm về nội dung cụ thể, phương thức tổ chức, nội dung thi, hình thức thi để phụ huynh và học sinh chủ động trong dạy học, ôn tập.

Cách mạng 4.0

Tại phiên họp Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực sáng ngày 25/9, do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì, dự thảo phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ sau năm 2020 của Bộ GD-ĐT nhận được sự ủng hộ. Theo đó, giai đoạn 2021-2025 cơ bản giữ ổn định như Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, thực hiện một số điều chỉnh cho phù hợp với thực tế phương thức tổ chức thi và đặc biệt là phương thức tổ chức thi trên máy tính.

Tại phiên họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD-ĐT phải bảo đảm tiến độ chuẩn hoá, cập nhật, mở rộng ngân hàng đề thi, không trì hoãn lộ trình tổ chức thi trên máy tính. “Tinh thần là tạo điều kiện tối đa cho các cháu không có chuyện các cháu chưa quen với máy tính lại phải thi máy tính hoặc hay dùng loại máy tính này nhưng thi trên loại máy tính khác” - Phó Thủ tướng lưu ý.

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, kỳ thi sẽ áp dụng lý thuyết khảo thí hiện đại và ứng dụng tối đa thế mạnh của công nghệ thông tin trong tổ chức thi, có sự tham khảo mô hình của các tổ chức khảo thí quốc tế hàng đầu (ACT, ETS...), từng bước tiếp cận xu hướng thi, tuyển sinh của các nước tiên tiến trên thế giới. Ưu điểm của việc thi trên máy tính đã được kiểm chứng bằng việc các Test sites chuyên nghiệp của các nước phát triển khuyến khích thí sinh đăng ký dự thi IELTS trên máy tính, hạn chế việc thi trên giấy. Một thực tiễn đã thấy trước là Pearson Test of English Academic (viết tắt là: PTE Academic) hoàn toàn thi trên máy tính cả bốn kỹ năng (nghe, đọc, nói và viết) sử dụng công nghệ Artificial Intelligent để chấm điểm. Các công đoạn đều do máy tính làm việc thay con người, từ chấm thi đến công bố kết quả, tuyệt đối không có sự can thiệp của con người vào kết quả thi.

Thi THPT quốc gia trên máy tính: Cơ hội nào cho học sinh vùng sâu vùng xa? ảnh 1

Thí sinh làm bài thi trên máy tính. Ảnh minh họa

Việc áp dụng công nghệ vào cuộc thi đúng theo tinh thần cách mạng công nghiệp 4.0 được hứa hẹn sẽ giảm bớt tiêu cực mà các năm trước đã từng xảy ra. Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng bộ GD&Đ, càng ứng dụng được công nghệ máy tính vào học tập, thi cử càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT đã có một sự tính toán nhất định, công bố thi không phải một lần trong năm mà tổ chức thành nhiều đợt thi. Để thực hiện thi trên máy cần trước hết là ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa phải tăng cả về số lượng và chất lượng. Phải có sự chuẩn bị chu đáo, trong việc tổ chức thi mới mang lại nhiều lợi ích, mang tính khách quan nhiều hơn, chống được tác động của con người, gian lận thi cử…

Đảm bảo công bằng cho HS nghèo “bập bẹ” công nghệ

Theo PGS Trần Văn Tớp – Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, để xây dựng phương án thi này thì Bộ GD-ĐT cần có tiến độ, chuẩn bị cho các vấn đề như mức độ tiếp cận máy tính của thí sinh khu vực khó khăn. Trong điều kiện hiện nay, các thành phố lớn thuận lợi về hạ tầng, mặt bằng tiếp cận thi trên máy. Nhưng ở những nơi, vùng sâu vùng xa, có khi học sinh chỉ được tiếp cận máy tính qua phòng thí nghiệm ở trường phổ thông, giờ thực hành thí nghiệm làm trực tiếp trên máy chưa nhiều. Vì thế, e rằng đến khi thi các em bỡ ngỡ quá.

Theo ông Tớp, kỹ năng sử dụng máy tính, thao tác trên chuột, bàn phím sẽ khác nhau giữa các thí sinh. Có thí sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo được học môn tin học trên giấy, mới bập bẹ tiếp xúc với máy tính, cần phải có lộ trình để đảm bảo sự công bằng cho mọi thí sinh.

Cũng đồng quan điểm, theo GS.TS Trần Văn Chứ - Hiệu trưởng trường ĐH Lâm nghiệp Hà Nội, việc áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ 4.0 cho học sinh THPT trên cả nước là vô cùng khó khăn, bởi vì, nước ta 3/4 là rừng và đất rừng, chủ yếu là học sinh vùng sâu vùng xa. Học sinh tại các thành phố lớn thì tỏ chức thi trên máy tính hoàn toàn dễ dàng, nhưng những học sinh ở vùng dân tộc thiểu số muốn áp dụng thi trên máy tính ngay thì vô cùng khó.

Vì vậy cần phải có lộ trình. Chẳng hạn, ngay trong năm 2021 chỉ nên áp dụng tại các thành phố lớn. Tại các địa phương, miền núi, vùng sâu vùng xa, nên áp dụng hình thức linh hoạt hơn, đảm bảo tính công bằng, nghiêm minh hơn cho kỳ thi và lựa chọn các thí sinh xét tuyển vào các trường đại học...

Bên cạnh ưu điểm vượt trội về công nghệ, nhiều nhược điểm của việc thi máy tính cũng được phụ huynh đề cập đến, như đến việc thi trên máy tính rất có thể xảy ra sự cố về kỹ thuật nào đó như mất điện, máy tính trục rặc,  HS ấn nút gửi bài bị lỗi, lỗi tải câu hỏi, ấn nhầm khiến mất sạch bài... Đó là những sơ suất gây mất tinh thần cho không chỉ HS vùng sâu vùng xa mà ngay cả HS thành phố cũng sẽ lúng túng. 

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.