'Thiên đường hoang dã' giữa hai miền Triều Tiên

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Khu phi quân sự (DMZ) nằm giữa hai miền Triều Tiên là khu vực bị cô lập nhất thế giới do dãy hàng rào và mìn được cài dọc 250 km. Nhưng chính điều này biến DMZ thành thiên đường cho động vật hoang dã.
Loài đại bàng vàng có nguy cơ tuyệt chủng sống ở DMZ và các khu vực hai miền Triều Tiên. Ảnh: Google
Loài đại bàng vàng có nguy cơ tuyệt chủng sống ở DMZ và các khu vực hai miền Triều Tiên. Ảnh: Google

Mới đây, Google đã phát hành một số hình ảnh chế độ xem đường phố tại khu vực DMZ, mang đến cái nhìn hiếm hoi về hệ động thực vật sinh sống ở vùng đất không có người ở giữa hai miền Triều Tiên.

Những hình ảnh này là một phần của dự án được thực hiện với sự cộng tác của một số tổ chức Hàn Quốc để kỷ niệm 70 năm hiệp định đình chiến trong Chiến tranh Triều Tiên, khiến chiến sự tạm dừng vào năm 1953 và từ đó vạch ra DMZ.

Dự án cho phép người xem thực hiện một “chuyến tham quan ảo” với chức năng xem đường phố của Google, làm nổi bật các di tích văn hóa và di sản gần DMZ như các tòa nhà bị chiến tranh tàn phá và boong-ke phòng thủ.

Nhưng những hình ảnh đáng ngạc nhiên nhất là hơn 6.100 loài sinh vật đang phát triển mạnh ở DMZ, từ bò sát, chim chóc đến thực vật. Theo Google, trong số 267 loài có nguy cơ tuyệt chủng của Hàn Quốc, 38% sống ở DMZ.

'Thiên đường hoang dã' giữa hai miền Triều Tiên ảnh 1

Loài dê chủ yếu sống ở các vùng núi đá xung quanh DMZ. Ảnh: Google

“Sau Chiến tranh Triều Tiên, DMZ ít có sự can thiệp của con người trong hơn 70 năm và thiên nhiên từng bị tàn phá đã tự phục hồi”, đại diện Google cho biết. “Kết quả là nó đã tạo ra một hệ sinh thái mới chưa từng thấy ở các thành phố và trở thành khu bảo tồn động vật hoang dã".

Các "cư dân" của DMZ bao gồm loài dê có nguy cơ tuyệt chủng sống trên vách đá, hươu xạ có răng nanh dài sống trong rừng già, rái cá bơi dọc con sông chảy qua hai miền Triều Tiên và những con đại bàng vàng quý hiếm.

Nhiều hình ảnh được ghi lại bởi các camera không người lái do Viện Sinh thái Quốc gia Hàn Quốc lắp đặt. Vào năm 2019, những chiếc máy ảnh này đã chụp ảnh một con gấu đen châu Á lần đầu tiên sau 20 năm.

Ông Seung-ho Lee, chủ tịch Diễn đàn DMZ, một nhóm vận động bảo vệ di sản văn hóa và sinh thái của khu vực, cho biết khu vực DMZ cũng đã trở thành "ốc đảo" cho các loài chim di cư vì môi trường sống hoang dã ngày càng tồi tệ ở hai miền Triều Tiên.

"Khai thác gỗ và lũ lụt đã tàn phá đất đai của Triều Tiên, trong khi sự phát triển đô thị và ô nhiễm đã làm chia cắt môi trường sống ở Hàn Quốc. Chúng tôi gọi khu vực này là một thiên đường", ông Seung nói.

Các hình ảnh của Google cũng cho thấy những cảnh quan nguyên sơ, đa dạng sinh học. Người dùng có thể sử dụng chế độ xem đường phố để khám phá thung lũng Yongneup, nơi có những cánh đồng cỏ rộng đầy rẫy thực vật vùng đất ngập nước hoặc hẻm núi sông Hantan, với làn nước màu ngọc lam chảy xuyên qua những bức tường đá granit.

'Thiên đường hoang dã' giữa hai miền Triều Tiên ảnh 2

Hẻm núi sông Hantan, với dòng nước chảy từ núi Jangamsan. Ảnh: Google

Nhiều nhà bảo vệ môi trường đã kêu gọi bảo tồn thiên nhiên tại khu vực DMZ trong nhiều thập kỷ. Nhưng quá trình này không hề dễ dàng vì nó đòi hỏi sự hợp tác từ cả Seoul và Bình Nhưỡng.

Đã có một số tiến bộ trong những năm gần đây, với việc cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un cam kết vào năm 2018 sẽ biến DMZ thành một “khu vực hòa bình”.

Năm sau, Hàn Quốc đã mở con đường đầu tiên trong số ba “con đường hòa bình” cho một số lượng du khách hạn chế dọc theo DMZ, đưa những người đi bộ qua các đài quan sát và hàng rào dây thép gai.

Theo CNN
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.