Thời điểm vàng để các siêu thị mini 'hốt bạc'

 Tết luôn là thời điểm vàng để các siêu thị mini, chuỗi tiện ích phô diễn thế mạnh nhằm “hốt bạc”.
Mới đây, VinMart+ đã đạt con số 1.700 cửa hàng nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết của người dân.
Mới đây, VinMart+ đã đạt con số 1.700 cửa hàng nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết của người dân.

Mua sắm Tết vẫn tạo hứng khởi

Cuộc sống tiện lợi, vô vàn thứ bày ra trước mắt khiến giới trẻ nghĩ rằng, Tết không có gì đặc biệt, chỉ là một thời điểm khác trong năm. Song phần lớn các bậc phụ huynh vẫn nghĩ Tết còn thiếu gì đó, nên việc mua sắm Tết vẫn là một sự hứng khởi. Đó là tin tốt lành cho các nhà bán lẻ và là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy, truyền thống ăn uống, quây quần gia đình, biếu tặng vẫn còn, ngay cả khi nó làm cho một số người cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng.

Hiện các mặt hàng nằm trong danh sách thường bán chạy vào dịp Tết đã quá quen thuộc. Các mặt hàng chủ lực của nhiều nhãn hiệu như bia, giò, bánh chưng, thịt chế biến (thịt xông khói thái lát) và nước ngọt có ga như Coca-Cola, Pepsi, rượu vang vẫn được lựa chọn. Trong đó, những sản phẩm gói quà Tết truyền thống cao cấp - phù hợp cho việc biếu tặng, gồm bộ hộp kẹo và trái cây sấy khô, các loại hạt và bánh quy… vẫn chiếm khoảng 50% trong cơ cấu hàng hoá bắt mắt của các nhà bán lẻ dịp Tết.

Đối với kênh mua sắm, mặc dù kênh trực tuyến tăng trưởng mạnh trên toàn nền kinh tế, nhưng theo cuộc khảo sát nhu cầu Tết của Decision Lab, các cửa hàng thực tế vẫn chiếm ưu thế. Cụ thể, kênh siêu thị, cửa hàng tiện lợi chiếm vị trí áp đảo với 70%. chợ truyền thống - nơi có mọi thứ từ hải sản tươi sống đến quần áo trẻ em là kênh phổ biến thứ hai, chiếm hơn 50%. Các trang điện tử thương mại như Lazada, Shopee, Adayroi, Sendo, Tiki… cũng là kênh mới nổi liên quan đến mua sắm Tết.

“Tôi đang trải nghiệm một cuộc sống tiện lợi thực sự. Chỉ trong vòng 5 km, phải có tới vài cửa hàng của các thương hiệu. Do thời gian làm việc không cố định mỗi ngày, nên tôi luôn ghé đó nhiều hơn. Họ tăng thời gian mở cửa phục vụ, với nhiều dịch vụ đi kèm như: thanh toán hóa đơn điện, nước, Internet, mua thẻ điện thoại, thậm chí rút tiền, nạp  pin xe đạp điện…”, Phạm Bích Trâm ở Khu đô thị Văn Quán, Hà Nội cho biết.

Theo ông Gaurang Kotak, Trưởng bộ phận Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng Nielsen Việt Nam, mỗi nhóm người mua hàng sẽ có những mong đợi khác nhau ở các kênh mua sắm, nhưng với chuỗi các cửa hàng tiện lợi thì sự dễ dàng, kinh tế và mối quan tâm về sức khỏe và an khang là những yếu tố chính tác động đến hành vi của người mua hàng.

Tạm biệt cảnh xếp hàng chờ thanh toán

Tiện lợi không chỉ đơn thuần để nói về cửa hàng nữa, mà đó còn là một phong cách sống. Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về sản phẩm và các dịch vụ có thể đáp ứng được những nhu cầu do cuộc sống bận rộn của họ tạo ra. Kết quả là thị trường tiêu dùng hơn 97 triệu dân như Việt Nam đang chứng kiến cuộc đua mở chuỗi mạnh mẽ của cửa hàng tiện lợi và các kênh thương mại điện tử.

Việc xếp hàng dài chờ thanh toán có thể khiến các nhà bán lẻ vui mừng, nhưng lại làm cho cuộc sống tiện lợi của người dân bất tiện hơn, mất thời gian hơn. Trong khi đó, ở bên ngoài biên giới Việt Nam, các ông lớn đang tăng tốc đầu tư để biến việc xếp hàng dài chờ thanh toán đi vào quên lãng. “Họ ngày càng chú trọng sự tiện lợi, ít kiên nhẫn và có nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết”, đại diện 7-Eleven Việt Nam nói.

Chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven đang thử nghiệm cửa hàng không nhân viên tại Nhật Bản. Động thái này được đưa ra khi gã khổng lồ công nghệ Amazon không còn bán hàng “ảo”, mà hiện thực hoá với chuỗi cửa hàng Amazon Go. Ngoài 7-Eleven, McDonald's và Panera Bread cũng đã bắt đầu sử dụng các máy nhận đơn hàng tự động để thay thế cho quầy ghi đơn của nhân viên. Các tập đoàn bán lẻ như Target, Home Depot và Lowe's cũng bắt đầu áp dụng các quầy tự check-out tại cửa hàng của mình.

Ở Việt Nam, cụ thể ở TP.HCM, cũng xuất hiện chuỗi cửa hàng tiện lợi Toromart đang khá thu hút khách. Toromart có đầy đủ các loại sản phẩm từ đồ nóng, đồ khô, nước uống, mỹ phẩm... và khách còn chọn sản phẩm bằng màn hình cảm ứng. Cuộc chiến này chưa nổ ra ở Việt Nam, nhưng các thương hiệu cũng phải tính đến trong tương lai không xa. Trước mắt, họ đang tăng độ phủ, chiếm thị phần.

Nếu các ông lớn ngoại như 7-Eleven, GS25, B'Mart, Circle K, Family Mart, Shop and Go, Ministop… xuất hiện chủ yếu ở những thành phố đông đúc, thậm chí 7-Eleven, GS25 còn chưa xuất hiện ở Hà Nội, dù có tuyên bố mở hàng ngàn cửa hàng trong vòng 3 năm, thì các thương hiệu trong nước đánh về thị trường tỉnh, thậm chí vùng sâu, vùng xa.

Chuỗi tiện lợi Vinmart+ (Vingroup) là ví dụ. Mới hơn 4 năm có mặt trên thị trường, nhưng chuỗi này đang có tốc độ gần gũi với khách hàng hết mức có thể. “Nhiều người dân Việt Nam chưa có xe hơi. Việc mở cửa hàng gần sẽ giúp họ không phải đi khỏi khu vực họ thường lui tới”, đại diện Vinmart+ cho biết.

Đặc biệt, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, nhà bán lẻ này lại ồ ạt mở điểm mới, đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết của người dân. Mới đây, VinMart+ đã đạt tới con số 1.700 cửa hàng khi đồng loạt trong cùng một ngày khai trương 117 cửa hàng tiện lợi tại cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, gồm 54 cửa hàng ở miền Bắc và 63 cửa hàng tại miền Nam. Các cửa hàng VinMart+ mới có diện tích từ 80 - 200 m2, được bố trí trên những con phố chính có mật độ dân cư cao, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu mua sắm cao điểm trong dịp Tết này.

Cơ hội “hốt bạc”

Tết luôn là thời điểm vàng để các cửa hàng tạp hóa, chuỗi cửa hàng tiện lợi “hốt bạc”. Nhưng làm thế nào để đẩy sạch hàng Tết vẫn là câu hỏi hóc búa cần tìm lời giải. Cơ hội các thương hiệu phô diễn mọi thế mạnh tái xuất.

Giới trẻ tìm đến 7-Eleven (Nhật Bản) vì món bánh phô mai nướng mềm, mùi kem béo ngậy với mức giá rẻ, hay món cuốn cá ngừ sốt mayonnaise, salad cá ngừ, gà chiên… Họ đến GS25 (Hàn Quốc) để săn lùng những sản phẩm độc quyền Youus với bao bì được thiết kế dễ thương, bắt mắt và nhiều hương vị snack, nước uống hay cơm hộp thường thấy trên phim Hàn được kết hợp với các nghệ sĩ lớn tạo ra phiên bản giới hạn. Với chuỗi Family Mart, họ khó cưỡng nổi món gà chiên nóng hổi FamiChiki với độ giòn ngụm thơm ngon, món tráng miệng “khủng” Oreno.

Còn tại các chuỗi thương hiệu của Việt Nam, dĩ nhiên là tràn ngập sắc màu Tết. Bánh kẹo, nước giải khát và bia là các ngành hàng có doanh thu cao, nhưng những thực phẩm tươi sống sạch, thân thiện môi trường, đặc sản địa phương luôn khiến người tiêu dùng săn lùng.

Theo Nielsen, đóng gói giỏ quà Tết giúp các cửa hàng tiện lợi giải quyết những mặt hàng bán chậm, sinh lãi cao hơn. Ngoài ra, hộp quà Tết cũng là lựa chọn mới trong những năm gần đây. Nó không quá cồng kềnh như giỏ quà, mà lại sang trọng hơn nhiều. Người mua có thể mua cùng lúc nhiều hộp quà mang đi tặng.

Ngoài nhóm hàng thực phẩm tươi sống được các thương hiệu ưu tiên số 1 với những nhãn hàng riêng, như tại Vinmart+ là VinEco, VinMart Home, VinMart Cook, năm nay còn có sự góp mặt của nhãn hàng riêng VinMart Good cung cấp các loại thực phẩm công nghệ có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp Tết như nhóm đồ sấy (trái cây sấy, cơm sấy), nhóm snack (snack rong biển), nhóm gia vị (bột chiên giòn - hạt nêm), nhóm đông lạnh (cá trứng, cá saba, cá viên)…

Sự tiện lợi giúp các bà nội trợ có thể thảnh thơi mà vẫn đảm bảo mâm cơm ngày Tết cho gia đình. Đó thực sự là cái Tết sum vầy với bánh chưng, bánh tét, giò xào, cá trắm kho làng Vũ Đại, thịt heo nấu đông, tai heo ngâm dấm, nem rán, chân gà xả ớt, dưa hành, củ kiệu chua ngọt…

Và như thế, Tết tiện lợi mà lòng người đủ đầy...

Theo Báo Đầu tư
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.