Theo nghiên cứu, được thực hiện bởi các thành viên của NAS về các bệnh truyền nhiễm mới nổi và các mối đe dọa sức khỏe thế kỷ 21, tác động của nhiệt độ và độ ẩm đối với dịch COVID-19 là không thuyết phục. Do đó, các nhà khoa học cảnh báo rằng nhận định nhiệt độ mùa hè sẽ ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh nên được giải thích một cách thận trọng.
Có một số bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể hoạt động kém hiệu quả hơn trong môi trường có nhiệt độ và độ ẩm môi trường cao. Tuy nhiên, do thiếu khả năng miễn dịch của vật chủ trên toàn cầu, việc giảm hiệu quả truyền bệnh này có thể không dẫn đến việc giảm đáng kể sự lây lan của dịch bệnh, theo báo cáo.
"Mặc dù các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mối quan hệ giữa nhiệt độ và độ ẩm cao hơn và giảm tỷ lệ sống của virus SARS-CoV-2 trong phòng thí nghiệm, có nhiều yếu tố khác ngoài nhiệt độ môi trường, độ ẩm và sự sống sót bên ngoài vật chủ, ảnh hưởng và xác định tốc độ lây truyền giữa con người trong 'thế giới thực".
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu tiết lộ rằng các bệnh về đường hô hấp tương tự COVID-19, bao gồm SARS và MERS, dường như không có bất kỳ bằng chứng nào về tính thời vụ, nghĩa là chúng không phát triển mạnh trong những thời điểm nhất định của năm.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng các quốc gia hiện đang ở vùng mùa hè, chẳng hạn như Úc và Iran, đều ghi nhận số lượng bệnh nhân cao, do đó không thể kết luật nhiệt độ và độ ẩm cao sẽ giúp cải thiện tình hình.
Đã có những báo cáo mâu thuẫn về ảnh hưởng của thời tiết đối với dịch COVID-19. Một nghiên cứu được công bố vào ngày 10/3 bởi các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã kết luận rằng nhiệt độ và độ ẩm cao có thể làm giảm việc truyền nhiễm.