Thủ tướng Anh công bố kế hoạch nghĩa vụ quân sự bắt buộc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thủ tướng Anh Rishi Sunak hy vọng luật nghĩa vụ bắt buộc sẽ vực dậy “tinh thần dân tộc”.
Thủ tướng Rishi Sunak thăm căn cứ quân sự ở Bắc Yorkshire ngày 3/5/2024.
Thủ tướng Rishi Sunak thăm căn cứ quân sự ở Bắc Yorkshire ngày 3/5/2024.

Thủ tướng Anh Rishi Sunak ngày 26/5 đã công bố kế hoạch tái áp dụng luật nghĩa vụ Quốc gia bắt buộc nếu đảng Bảo thủ tiếp tục nắm quyền sau cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra vào tháng 7.

Theo ước tính, kế hoạch dự kiến mất khoảng 2,5 tỷ bảng Anh/năm. Luật quy định tất cả thanh niên từ 18 tuổi sẽ phải tham gia nghĩa vụ quân sự toàn thời gian hoặc tình nguyện một ngày cuối tuần một tháng hoặc 25 ngày/năm trong các tổ chức cộng đồng như cảnh sát hoặc Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS).

Thủ tướng Sunak cho rằng luật nghĩa vụ bắt buộc sẽ giúp vực dậy tinh thần dân tộc và mang lại cơ hội thay đổi cuộc sống cho những người trẻ tuổi.

Thủ tướng Sunak: “Đây là một đất nước tuyệt vời nhưng các thế hệ thanh niên không có cơ hội hoặc trải nghiệm thứ mà họ xứng đáng có được, đặc biệt trong một thế giới bất ổn mà các thế lực đang cố gắng chia rẽ xã hội của chúng ta”.

“Tôi có một kế hoạch rõ ràng để giải quyết vấn đề này và đảm bảo tương lai của chúng ta. Tôi sẽ đưa ra một mô hình Dịch vụ Quốc gia mới để tạo ra ý thức chung về mục đích trong giới trẻ và cho họ niềm tự hào mới về đất nước, giúp họ có cơ hội học các kỹ năng thực tế, đóng góp cho cộng đồng và đất nước”, Thủ tướng tiếp tục.

Theo kế hoạch, nếu tái đắc cử, đảng Bảo thủ muốn thành lập Ủy ban Hoàng gia để hoàn thiện “Chương trình nghĩa vụ quốc gia” và triển khai thí điểm vào tháng 9 năm sau.

Trong kế hoạch dài 40 trang được soạn thảo, các cố vấn cho rằng việc tăng cường lực lượng vũ trang là cần thiết khi đối mặt với các mối đe dọa quốc tế ngày càng tăng do các nước như Nga và Trung Quốc đặt ra.

Tuy nhiên, thông báo của Thủ tướng Anh đã bị phe đối lập chỉ trích, họ cáo buộc đảng Bảo thủ đã làm suy sụp nền kinh tế Anh và làm giảm quân số lực lượng vũ trang.

Người phát ngôn của Công đảng cho biết: “Đây không phải là một kế hoạch. Nó chỉ cần thiết khi đảng Bảo thủ đã cắt giảm lực lượng vũ trang xuống mức nhỏ nhất kể từ thời Napoléon”.

“Lực lượng vũ trang của chúng ta từng khiến cả thế giới phải ghen tị. Chính phủ Bảo thủ đã cắt giảm số lượng quân đội và đang lên kế hoạch cắt giảm nhiều hơn về quy mô”, phát ngôn viên quốc phòng của Đảng Dân chủ Tự do, nghị sĩ Richard Foord lặp lại quan điểm.

Tong suốt lịch sử 364 năm, chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc chỉ đã được áp dụng trong Thế chiến I và Thế chiến thứ hai. Chế độ này kết thúc vào năm 1960. Các lực lượng vũ trang Anh đã chứng kiến sự cắt giảm đáng kể với số lượng quân nhân giảm hơn 1/4 trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2024.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Đại diện Đại học RMIT, VICAS, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại lễ khai mạc VFCD ở Hà Nội.
Khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ 6 với chủ đề “TÁI TẠO” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến 22/11 với các hoạt động đa dạng gồm trưng bày, tọa đàm, workshop và tour khám phá, chào đón người yêu sáng tạo đến tham gia và khám phá.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa làm Ngoại trưởng trong chính quyền sắp tới. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Lựa chọn nội các mới của ông Trump gây lo ngại ở châu Âu
(Ngày Nay) - Danh sách nội các mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang làm dấy lên lo lắng tại châu Âu. Giới ngoại giao EU lo ngại rằng những lựa chọn này có thể làm suy yếu mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, khiến châu Âu phải tự mình đối mặt với các thách thức địa chính trị.
Biểu tượng ChatGPT của Công ty OpenAI tại một văn phòng ở Washington DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Công nghệ AI trước cuộc đua chuyển hướng
(Ngày Nay) - Một kỷ nguyên mới đang đến khi các công ty AI đang chuyển hướng tập trung vào việc tinh chỉnh các mô hình hiện có và bổ sung cho chúng khả năng lập luận giống con người hơn.