Thúc đẩy bình đẳng giới trong ứng phó với biến đổi khí hậu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Trong 17 mục tiêu của Liên hợp quốc về phát triển bền vững nhằm chấm dứt đói nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo sự thịnh vượng cho người dân trên khắp thế giới, có 2 mục tiêu “Hành động về khí hậu” và “Bình đẳng giới” tưởng chừng như không có sự liên kết nhưng thật ra, biến đổi khí hậu đang tác động trực tiếp tới vấn đề bình đẳng giới.
Biến đổi khí hậu đang tác động trực tiếp tới vấn đề bình đẳng giới.
Biến đổi khí hậu đang tác động trực tiếp tới vấn đề bình đẳng giới.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất nhiều đến phụ nữ, thiếu niên và người dân bản địa. Hiện nay, 45% của nhóm COP26 là phụ nữ. Tuy nhiên hầu hết các vai trò có nhiệm vụ cấp cao, xuất hiện trước công chúng đều do nam giới đảm nhận. Trên thực tế, một số quốc gia chỉ có 56% nam giới coi biến đổi khí hậu là một vấn đề nghiêm trọng - so với tỉ lệ 83% phụ nữ.

Trẻ em gái và phụ nữ thường gặp phải nhiều khó khăn nhất khi xảy ra các hiện tượng biến đổi khí hậu như nắng nóng, hạn hán…. Họ phải đối mặt với nhiều biến chứng về cả sức khoẻ lẫn tinh thần. Nhiều phụ nữ ở các quốc gia phải đi xa hơn để tìm kiếm lương thực, nước và củi đang dần trở nên khan hiếm bởi biến đổi khí hậu. Phụ nữ cũng thường bị buộc ở lại các khu vực thiên tai để chăm sóc những đối tượng dễ bị tổn thương. Chưa hết, khi họ tìm cách rời khỏi nơi cư trú của mình, họ có thể đối mặt với nguy cơ thất nghiệp, tảo hôn, buôn bán người và bạo lực trên cơ sở giới cao hơn.

"80% những người phải di dời do các thảm họa và thay đổi liên quan đến khí hậu trên khắp thế giới là phụ nữ và trẻ em gái. Do đó, chúng ta cần có lăng kính về giới trong hành động vì khí hậu".

Gabriela Ramos

Phụ nữ và trẻ em gái cũng thường xuyên phải đối mặt rủi ro sức khỏe cao do tác động của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu đã và đang đe doạ sức khoẻ sinh sản rất lớn. Nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh do virus truyền như sốt rét, sốt xuất huyết và vi rút Zika, có thể gây sảy thai, sinh non và thiếu máu ở phụ nữ mang thai. Theo báo cáo tháng 2/2022 từ Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) trẻ em gái và phụ nữ cũng có nguy cơ mất an ninh lương thực cao hơn trẻ em trai và đàn ông, gặp rủi lớn hơn trong các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và dễ bị ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần.

Thúc đẩy bình đẳng giới trong ứng phó với biến đổi khí hậu ảnh 1

Trong nhiều thế hệ, phụ nữ khắp thế giới đã nỗ lực và thể hiện khả năng phục hồi môi trường, lãnh đạo cộng đồng bảo vệ đất đai, sinh kế và tài nguyên thiên nhiên của họ. Trái ngược với những nỗ lực to lớn ấy, phụ nữ bảo vệ môi trường đôi khi phải chịu sự bạo lực trên cơ sở giới bao gồm lạm dụng bằng lời nói, quấy rối, đe dọa, lạm dụng tình dục và cưỡng hiếp. Tất cả đều nhằm làm giảm tiếng nói và vai trò của họ trong các phong trào này.

Tỷ lệ đại diện của phụ nữ trong các cơ quan đàm phán về khí hậu quốc gia và toàn cầu vẫn ở mức dưới 30%. Sự lãnh đạo và tham gia của phụ nữ vào các hành động chống biến đổi là cần thiết nếu chúng ta muốn thiết kế các giải pháp và ứng phó với tình trạng khẩn cấp về khí hậu và giải quyết, bảo vệ quyền lợi cho nữ giới.

Theo UN Foundtion, chỉ 3% quỹ từ thiện vì mồi trường được sử dụng để hỗ trợ các dự án của nữ giới. Ngoài ra, các tổ chức do phụ nữ lãnh đạo, thường có quy mô nhỏ, gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các nhà cung cấp tài chính khí hậu, vốn chủ yếu đầu tư vào các dự án quy mô lớn, bắt đầu từ 10 triệu đô la.

Trước vấn đề này, Gabriela Ramos - Trợ lý Tổng Giám đốc Khoa học Xã hội và Nhân văn, UNESCO về lĩnh vực đã lên tiếng: “80% những người phải di dời do các thảm họa và thay đổi liên quan đến khí hậu trên khắp thế giới là phụ nữ và trẻ em gái. Do đó, chúng ta cần có lăng kính về giới trong hành động vì khí hậu.

Hành động này để đảm bảo sự tham gia bình đẳng và đầy đủ của trẻ em gái vào quá trình ra quyết định trong lĩnh vực này. Về những người trẻ, họ cần được hỗ trợ đầy đủ trong việc tìm các giải pháp, thách thức mà họ phải đối mặt và UNESCO đang tiến hành một kế hoạch để hỗ trợ các nhà nghiên cứu trẻ”.

Theo báo cáo tháng 2/2022 từ Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) trẻ em gái và phụ nữ cũng có nguy cơ mất an ninh lương thực cao hơn trẻ em trai và đàn ông, gặp rủi lớn hơn trong các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và dễ bị ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần.

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.