Báo cáo "Gender & Creativity: Progress on the Precipice" của UNESCO khám phá khoảng cách giới hiện có và đôi khi đang gia tăng trong lĩnh vực văn hóa sáng tạo, đặc biệt là trong bối cảnh COVID-19, đồng thời kêu gọi xây dựng cam kết mới và các hành động chuyển đổi để thúc đẩy bình đẳng giới. Báo cáo cũng nêu bật các chính sách, biện pháp và chương trình sáng tạo về giới trên thế giới có thể dùng làm hình mẫu cho các nhà hoạch định chính sách.
Khoảng cách kỹ thuật số vẫn là một mối quan tâm cấp bách, khi phụ nữ phải đối mặt với những trở ngại không tương xứng trong việc tiếp cận các công cụ kỹ thuật số để sáng tạo và phân phối nghệ thuật, bao gồm nền tảng nhạc kỹ thuật số, hướng dẫn trực tuyến và phần mềm sound-mixing.
Ước tính rằng trên toàn thế giới, phụ nữ sử dụng Internet ít hơn 250 triệu người so với nam giới và phụ nữ vẫn chỉ chiếm 21% số nghệ sĩ biểu diễn trong các lễ hội âm nhạc điện tử ở châu Âu và Bắc Mỹ.
"Từ góc độ công nghệ, sự phân chia giới tính kỹ thuật số đang khiến phụ nữ và thiếu nữ giới bị tụt hậu trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, dẫn đến sự cô lập và hạn chế tiếp cận các công cụ và thông tin đáng tin cậy. Đạt được bình đẳng giới đồng nghĩa với việc khắc phục những yếu tố dễ bị tổn thương này, và điều này đặc biệt đúng đối với phụ nữ làm việc trong các lĩnh vực văn hóa và sáng tạo."
- Bà Audrey Azoulay, Tổng giám đốc UNESCO
Bình đẳng giới là yếu tố cơ bản để đảm bảo sự đa dạng thực sự của các biểu hiện văn hóa và cơ hội bình đẳng trong lao động nghệ thuật và việc làm văn hóa. Tuy nhiên, dữ liệu định tính và định lượng cho thấy phụ nữ và các nghệ sĩ, người sáng tạo đa dạng giới tiếp tục đối mặt với nhiều rào cản và bất bình đằng, bao gồm khả năng tiếp cận công việc tốt, thù lao công bằng và vị trí lãnh đạo.
Ước tính phụ nữ chiếm 25% vị trí quản lý trong các tổ chức văn hóa công và tư ở Uruguay, 24% ở Montenegro và chỉ 3% ở Mali. Tại Indonesia, một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng trong khi các chuyên gia nữ đang thăng tiến trong lĩnh vực điện ảnh nói chung, họ vẫn ít được tham gia vào các vai trò ra quyết định sáng tạo, chỉ chiếm 20% vị trí biên kịch, 19% nhà sản xuất và 7% đạo diễn. Ở Pháp, nơi phụ nữ lãnh đạo 34% các tổ chức nghệ thuật thị giác và biểu diễn do Bộ Văn hóa trợ cấp và 43% các viện bảo tàng, chỉ có 9% giám đốc của 100 doanh nghiệp văn hóa lớn nhất là phụ nữ.
Báo cáo cũng xem xét sự an toàn và hạnh phúc của mọi người thuộc mọi giới tính tại nơi làm việc. Phụ nữ và các nghệ sĩ, chuyên gia sáng tạo đa dạng giới tiếp tục là mục tiêu của hành vi quấy rối, bắt nạt và lạm dụng.
Trong những năm gần đây, môi trường kỹ thuật số đã trở thành mặt trận đấu tranh mới cho bình đẳng giới và tự do nghệ thuật. Theo Lisabona Rahman, người sáng lập chiến dịch Sinematik Gak Harus Toxic (Điện ảnh không độc hại) ở Indonesia, thái độ hạ thấp phổ biến đối với phụ nữ là nguồn gốc của quấy rối và lạm dụng. Nếu nam giới tiếp tục thống trị các vị trí quyền lực trong ngành công nghiệp và duy trì thuyết dị bản, vấn đề này sẽ không có hồi kết."
Tác động tiêu cực toàn diện của đại dịch COVID-19 đối với bình đẳng giới đã được ghi nhận đầy đủ, từ sự gia tăng bạo lực trên cơ sở giới, sự vắng mặt không cân xứng của các bé gái trong các lớp học trực tuyến, đến khả năng nhận hỗ trợ kinh tế và xã hội hạn chế của các nữ chuyên gia. Mặc dù phụ nữ đóng vai trò chủ chốt trong việc ứng phó với khủng hoảng, nhưng bất bình đẳng giới ngày càng gia tăng trên diện rộng. Theo ấn phẩm này của UNESCO, nếu không áp dụng quan điểm giới một cách có hệ thống vào các phản ứng chính sách, COVID-19 có thể có tác động thoái lui lâu dài đối với bình đẳng giới trong các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo.
UNESCO cam kết thúc đẩy bình đẳng giới và đang làm việc với các Quốc gia Thành viên, các đối tác công-tư và xã hội dân sự để thực hiện một chương trình nghị sự toàn cầu năng động nhằm trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái trong các lĩnh vực năng lực của mình.