Thực nghiệm sách giáo khoa: Không nên vội vàng

0:00 / 0:00
0:00
Sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 đang trong quá trình thẩm định để chuẩn bị đưa vào giảng dạy trong năm học 2021-2022. Riêng sách giáo khoa lớp 2 đã bước vào vòng thẩm định lần 2.

Dù có nhiều thay đổi trong quá trình thẩm định sách giáo khoa (SGK) nhưng theo nhiều giáo viên (GV) và các chuyên gia giáo dục, rút kinh nghiệm từ những sai sót trong bộ SGK Tiếng Việt lớp 1 vừa qua, quá trình thực hiện sách mới phải được tiến hành nghiêm túc và công khai, càng không thể vội vàng.

Chưa rõ thời gian dạy thực nghiệm

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), đối với SGK lớp 2 và lớp 6 đang trong quá trình thẩm định lần này sẽ tăng cường khâu thẩm định trong hội đồng, tăng cường các kênh lấy ý kiến đóng góp. Cũng theo Bộ GD-ĐT, công tác thẩm định SGK lớp 2 và lớp 6 đã thực hiện xong vòng 1. Các tác giả đã chỉnh sửa và bộ bắt đầu thu sách để chuẩn bị thẩm định vòng 2. Trước đây, quá trình thực nghiệm SGK do các nhà xuất bản và tác giả chủ động phối hợp nhưng lần này sẽ có sự tham gia chỉ đạo, phối hợp của Bộ GD-ĐT để đạt hiệu quả.

Thực nghiệm sách giáo khoa: Không nên vội vàng ảnh 1

Nhiều chuyên gia cho rằng sách giáo khoa lớp 1 mới có nhiều “sạn” một phần do thực nghiệm lơ là. 

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, việc thực nghiệm SGK mới đáng lẽ phải làm ngay từ khi chuẩn bị áp dụng SGK lớp 1. Nếu có một quá trình thực nghiệm cẩn trọng, nghiêm túc thì sẽ không mắc phải những sai sót như trong SGK Tiếng Việt lớp 1 thời gian vừa qua.

Ông Lê Ngọc Điệp, nguyên Trưởng Phòng Giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết ở chương trình giáo dục phổ thông năm 2000, quá trình thực nghiệm SGK được tổ chức rất cẩn trọng, là một quy trình khoa học, chứ không thể làm vội vàng, chắp vá. Theo ông Điệp, sau khi dạy thử nghiệm là quá trình tổng kết, những ưu khuyết điểm thế nào để chỉnh sửa. "Ở chương trình giáo dục năm 2000, ban đầu nhóm tác giả SGK chọn thử nghiệm ở tất cả các tỉnh - thành, mỗi tỉnh - thành chọn một số trường để dạy thử nghiệm, riêng TP HCM dạy thử nghiệm luôn ở 24 quận, huyện. Việc thử nghiệm rộng rãi trong thời gian dài để khi áp dụng chính thức sẽ không còn bối rối" - ông Điệp nói.

Trong khi đó, theo một phó phòng GD-ĐT phụ trách tiểu học, trong 2 bộ SGK lớp 2 và lớp 6 lần này, Bộ GD-ĐT nói nhiều đến quá trình dạy thực nghiệm. Nhưng thật sự không rõ quy trình của bộ thế nào, vì hiện đã là tháng 11. "Việc dạy thực nghiệm là một quá trình đòi hỏi sự nghiêm túc, khoa học. Nếu vội vàng, gấp gáp, rất có thể lại phản tác dụng và gây ra những sai sót" - vị này cho biết.

Không sửa sách kiểu "đẽo cày giữa đường"

Việc mở rộng lấy ý kiến đóng góp về SGK lần này của Bộ GD-ĐT dù được cho là cởi mở để nhiều đối tượng cùng tham gia góp ý nhưng cũng còn không ít băn khoăn. Nhiều ý kiến cho rằng nhóm tác giả biên soạn sách phải là người chịu trách nhiệm chính, kể cả nếu xảy ra tình huống sai sót.

Theo ông Trần Trọng Khiêm (Phó Phòng GD-ĐT quận Tân Phú, TP HCM; phụ trách giáo dục tiểu học), nhóm tác giả biên soạn phải là người chịu trách nhiệm chính trong quá trình sửa chữa, hoàn thiện sách theo yêu cầu. Nhóm biên soạn cần phải thẩm định lại từng ngữ liệu trong sách và điều chỉnh dựa trên thực tế khi triển khai. Đội ngũ thẩm định cũng nên sâu sát và kỹ càng hơn trong quá trình thẩm định lại bộ sách trước khi cho phép sử dụng. Cũng theo ông Khiêm, nếu xảy ra tình huống SGK tiếp tục có những "hạt sạn" thì việc thay đổi ngữ liệu gì, như thế nào, thay bao nhiêu thì chính nhóm tác giả sẽ là người quyết định. "Cuốn sách là sản phẩm của tác giả biên soạn, vì vậy chính tác giả sẽ là người chịu trách nhiệm với sản phẩm của mình. Không thể dựa theo ý kiến của GV. Nếu theo GV, sẽ xảy ra tình huống nếu tiếp tục có những sai sót, không lẽ đổ lỗi cho GV" - ông Khiêm nói.

Thực tế tại quận Tân Phú, theo ông Khiêm, quận có 2 trường tiểu học sử dụng bộ sách Cánh Diều nhưng trong quá trình triển khai, GV được hướng dẫn được quyền chủ động với bài giảng của mình. Nghĩa là nếu thấy những ngữ liệu không hợp lý thì linh hoạt điều chỉnh, thay thế. SGK hiện nay không còn là pháp lệnh, mà như một tài liệu hỗ trợ giảng dạy, học tập. Việc GV chủ động bài giảng, dạy theo năng lực của học sinh… cũng đã được quy định rõ. Nếu GV không có năng lực điều chỉnh, phụ thuộc hoàn toàn vào các ngữ liệu trong sách theo cách "cầm tay chỉ việc", máy móc áp dụng thì rõ ràng cũng không đạt chuẩn nghề nghiệp của mình.

Nhiều chuyên gia giáo dục cũng cho rằng kể cả trong quá trình lấy ý kiến, nhóm biên soạn phải có chính kiến, quan điểm của mình. Cũng không thể khi dư luận phản ứng sai chỗ nào thì sửa chỗ ấy, như vậy là "đẽo cày giữa đường" để rồi cuối cùng tạo ra một sản phẩm thập cẩm, lộn xộn. Theo ông Trần Trọng Khiêm, sau quá trình điều chỉnh, việc thực nghiệm rộng rãi, lấy ý kiến là tốt nhưng tiên quyết vẫn là nhóm biên soạn và thẩm định phải kỹ càng, cẩn trọng. 

Giáo viên được điều chỉnh ngữ liệu dạy học khi cần thiết

Sở GD-ĐT TP HCM vừa có hướng dẫn về việc sử dụng SGK Tiếng Việt lớp 1 đối với GV theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, GV ghi chép lại những nội dung cần điều chỉnh ở SGK Tiếng Việt lớp 1 và nghiên cứu các bộ sách để làm phong phú ngữ liệu dạy học. Đồng thời, linh hoạt trong xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương và học sinh. Sử dụng hiệu quả các tiết ôn tập, thực hành, ôn luyện tiếng Việt để hỗ trợ học sinh gặp khó khăn, hỗ trợ dạy học phân hóa.

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, nghiên cứu kỹ SGK với tư cách là ngữ liệu dạy học để sử dụng hiệu quả, điều chỉnh khi cần thiết.

Theo Người Lao động
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.