Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ: Xin “chết” nhưng phải… chờ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chất lượng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có dấu hiệu “thả nổi lềnh phềnh” trong thời gian qua phải kể đến vai trò của Cục An toàn Thực phẩm (thuộc Bộ Y tế) .
Sản phẩm của Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam bị thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố.
Sản phẩm của Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam bị thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố.

Thị trường thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, từ các viên uống tăng cường miễn dịch đến cốm vi sinh hỗ trợ tiêu hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Tuy nhiên, đằng sau sự phát triển ấy là những lỗ hổng quản lý (xin nhắc lại, đây là lỗ hổng quản lý) đáng lo ngại, khiến người tiêu dùng đối mặt với rủi ro không đáng có.

Một minh chứng rõ ràng là trường hợp Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam, khi công ty này gửi công văn xin rút hồ sơ đăng ký 18 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ tháng 10/2023, nhưng phải chờ đến tháng 5/2025 (tức 19 tháng sau), Cục An toàn Thực phẩm mới ban hành quyết định thu hồi.

Hơn nữa, chỉ sau khi Cục ra quyết định, Sở Y tế tỉnh An Giang mới ban hành Công văn số 1576/SYT-NVY&ATVSTP ngày 16/5/2025, yêu cầu thu hồi hiệu lực giấy xác nhận nội dung quảng cáo của các sản phẩm này. Sự chậm trễ của hệ thống quản lý từ cấp Bộ ngành đến cấp địa phương không chỉ phơi bày những bất cập trong quy trình quản lý mà còn đặt ra câu hỏi lớn: “Hệ thống quản lý thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thực sự bảo vệ được người tiêu dùng?”.

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ xin “khai tử” 19 tháng

Ngày 20/10/2023, Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam (trước đây là Công ty TNHH Dược phẩm Glomed) gửi công văn số AHVN23/RA-082 đến Cục An toàn Thực phẩm, đề nghị rút hồ sơ đăng ký bản công bố cho 18 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Theo đó, các sản phẩm bao gồm: Surex Brain Boost, Surex Natural Liver Boost, Surex Women và Surex Natural Ginko Bacopa...

Lý do được công ty nêu rõ: “Không còn kế hoạch sản xuất hoặc kinh doanh các sản phẩm này”. Đây là một yêu cầu tự nguyện, không liên quan đến vấn đề chất lượng và lẽ ra quy trình xử lý chỉ cần vài tuần để hoàn tất.

Thế nhưng, thực tế lại khác. Mãi đến ngày 12/5/2025, Cục An toàn Thực phẩm mới ban hành Quyết định số 209/QĐ-ATTP, thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố của 18 sản phẩm này, thay thế Quyết định số 187/QĐ-ATTP ngày 29/4/2025.

Khoảng thời gian 19 tháng chậm trễ khiến nhiều người đặt câu hỏi về hiệu quả của hệ thống quản lý. Và kế đó, chỉ sau khi Cục An toàn Thực phẩm ban hành quyết định số 209/QĐ-ATTP, Sở Y tế tỉnh An Giang mới ban hành Công văn số 1576/SYT-NVY&ATVSTP ngày 16/5/2025, yêu cầu các Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố cập nhật thông tin và giám sát việc quảng cáo các sản phẩm này.

Công văn này liệt kê 14 giấy xác nhận nội dung quảng cáo bị thu hồi, liên quan đến các sản phẩm như Surex® Women (số 8818/2019/DKSP), Surex® Natural Lingzhi (số 8874/2019/DKSP), và Surex® Natural Ginko Bacopa (số 9232/2019/DKSP). Sự phản ứng dây chuyền này cho thấy một hệ thống quản lý thiếu đồng bộ.

Liên tiếp những ngày sau đó, Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh phẩm Nam Việt đã gửi công văn xin rút 10 sản phẩm vào ngày 07/5/2025 và được xử lý trong 14 ngày. Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Hoàng Huy Organic xin rút sản phẩm SADI SLIM PLUS, chỉ mất 2-3 tuần.

Sự chậm trễ trong vụ Abbott đã trở thành “tâm điểm” gây đặc biệt chú ý đối với giới kinh doanh Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ. Nhiều người đã đặt câu hỏi: “Tại sao một yêu cầu hành chính đơn giản lại kéo dài gần hai năm, và tại sao các cơ quan địa phương như Sở Y tế An Giang chỉ hành động sau khi Cục An toàn Thực phẩm ra quyết định?”.

Đâu là nguyên nhân?

Nguyên nhân cốt lõi của vấn đề nằm ở khung pháp lý. Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm được ban hành căn cứ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế thì, các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải được đăng ký bản công bố trước khi lưu hành, và khi doanh nghiệp xin rút hồ sơ, Cục An toàn Thực phẩm có trách nhiệm thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký.

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ: Xin “chết” nhưng phải… chờ ảnh 1

Công văn số 1576/SYT-NVY&ATVSTP do Sở Y tế tỉnh An Giang ban hành ngày 16/5/2025.

Tuy nhiên, nghị định này không quy định rõ thời hạn xử lý các yêu cầu tự nguyện. Kết quả là Cục An toàn Thực phẩm có thể xử lý theo “tốc độ” riêng, không chịu áp lực thời gian. Sự việc này không chỉ ảnh hưởng đến việc thu hồi giấy tiếp nhận đăng ký mà còn tác động đến các giấy xác nhận nội dung quảng cáo.

Công văn số 1576/SYT-NVY&ATVSTP của Sở Y tế An Giang, ban hành ngày 16/5/2025, là một ví dụ rõ ràng. Sau khi Cục ra Quyết định số 215/QĐ-ATTP ngày 13/5/2025 về thu hồi hiệu lực giấy xác nhận nội dung quảng cáo, Sở Y tế An Giang bắt đầu cho động thái chỉ đạo các đơn vị địa phương giám sát việc quảng cáo.

Điều này cho thấy một lỗ hổng lớn, các cơ quan địa phương không được thông báo kịp thời, dẫn đến việc các sản phẩm đã ngừng lưu hành vẫn có thể được quảng cáo hợp pháp trong thời gian dài.

Do đó, quy trình xử lý hành chính của Cục An toàn Thực phẩm bộc lộ sự thiếu đồng bộ. Trong khi Abbott phải chờ 19 tháng, các doanh nghiệp khác như Nam Việt hay Hoàng Huy Organic được xử lý trong 2-3 tuần. Sự khác biệt này cho thấy quy trình nội bộ của Cục An toàn Thực phẩm chưa được chuẩn hóa.

Hơn nữa, sự chậm trễ trong việc thông báo đến các cơ quan địa phương, như trường hợp Sở Y tế An Giang, càng làm trầm trọng thêm vấn đề. Nếu Cục không kịp thời ra quyết định, các địa phương không thể giám sát hiệu quả, để lại khoảng trống cho các hoạt động quảng cáo hoặc phân phối trái phép.

TIN LIÊN QUAN
Viết tiếp hành trình vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam trong kỷ nguyên mới
Viết tiếp hành trình vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam trong kỷ nguyên mới
(Ngày Nay) - Tháng 1/2025, phát biểu tại lễ trao giải Búa liềm vàng lần thứ IX, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ ra dấu mốc đặc biệt “năm 2025, nền báo chí cách mạng Việt Nam tròn 100 năm tuổi - một cột mốc quan trọng, đánh dấu chặng đường lịch sử vẻ vang của nền báo chí cách mạng đồng hành cùng sự ra đời, trưởng thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Xử lý tài sản công dôi dư và quan tâm tới công tác cán bộ, nguồn nhân lực
Xử lý tài sản công dôi dư và quan tâm tới công tác cán bộ, nguồn nhân lực
(Ngày Nay) - hiều 17/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025; trong đó đặc biệt nhấn mạnh công tác phòng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm, cùng với các vấn đề về công tác cán bộ và nguồn nhân lực trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy và sáp nhập đơn vị hành chính.