Thường vụ Quốc hội đồng ý dự thảo thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù cho TP Hà Nội

Sáng 1/6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phiên họp thứ 45 (đợt 2) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khai mạc, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN.

Trước khi phiên họp khai mạc, đồng chí Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thông báo tin buồn và lễ tang đồng chí Vũ Mão - nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội khóa XI.

Trình bày Tờ trình của Chính phủ trước UBTVQH về đề nghị xây dựng và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đinh Tiến Dũng cho biết: Trong khi chờ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thủ đô, thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện kết luận của UBTVQH, Chính phủ xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội trên cơ sở sau:

Kết luận của UBTVQH tại Phiên họp 44 về nâng mức trần nợ vay từ 70% lên 90% trên nguyên tắc Thủ đô phải đảm bảo khả năng trả nợ. Cho phép tạm ứng Quỹ Dự trữ tài chính của thành phố để đầu tư hạ tầng và bảo đảm thu hồi trong thời hạn 36 tháng. Được sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi các dự án đầu tư phát triển và chi thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội. Cho phép sử dụng kinh phí thường xuyên của một số đơn vị do tiết kiệm được để đầu tư công trình nhỏ mang tính chất xây dựng cơ bản, không phải theo quy trình của Luật Đầu tư công. Cho phép sử dụng ngân sách cấp thành phố hỗ trợ các địa phương khác (trong nước) để đầu tư xây dựng một số công trình phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo chương trình hợp tác giữa Thủ đô và các địa phương. Việc giao cho Hội đồng nhân dân (HĐND) quyết định về cơ cấu ngân sách sử dụng cho giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ.

Đề xuất của UBND thành phố Hà Nội bổ sung thêm 3 nội dung, gồm: HĐND thành phố Hà Nội quyết định một số khoản thu phí (ban hành danh mục, tăng mức). Ngân sách thành phố Hà Nội được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất. Ngân sách thành phố Hà Nội được hưởng toàn bộ số thu từ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp do UBND Thành phố làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước.

Ba nội dung trên khi xây dựng Nghị định 63/2017/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung) Chính phủ đã yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương có ý kiến và đã được Bộ Tư pháp thẩm định nên Chính phủ trình Quốc hội bổ sung vào dự thảo Nghị quyết của Quốc hội tương tự như Quốc hội đã cho phép thành phố Hồ Chí Minh thí điểm tại Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017.

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, việc quy định thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù cho Thành phố như đã báo cáo ở trên sẽ tạo động lực cho Thành phố tiếp tục phát triển nhanh, bền vững hơn; giúp Thành phố có điều kiện sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực đã có và huy động thêm nguồn lực để giải quyết các bức xúc về cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề về xã hội, môi trường, giao thông, ngập úng; Về cơ bản, không có ảnh hưởng đến Kế hoạch tài chính 5 năm Quốc gia, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã được Quốc hội phê chuẩn; cơ bản không làm thay đổi các cân đối lớn về ngân sách nhà nước và nợ công,  không ảnh hưởng đến phân bổ Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho các Bộ và các địa phương và có tác động tích cực đến việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tài chính – NSNN và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Thành phố và cả nước.

Việc cho phép thí điểm chính sách thu phí mới hoặc điều chỉnh các chính sách thu phí hiện có sẽ có tác động đến một số doanh nghiệp và người dân trên địa bàn Thành phố, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc không ảnh hưởng lớn đến sản xuất, lưu thông hàng hóa của thị trường cả nước; tập trung thu đối với hàng hóa, thu nhập trực tiếp phát sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Nguyễn Đức Hải cho biết: Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách tán thành với các lý do nêu trong Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù với Thành phố Hà Nội nhằm góp phần tăng nguồn lực, quyền chủ động trong việc quyết định, sử dụng ngân sách để thực hiện đạt kết quả cao nhất các mục tiêu theo Kết luận số 22-KL/TW ngày 7/11/2017, Kết luận số 46-KL/TW ngày 19/4/2019 của Bộ Chính trị về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW tiếp tục bổ sung nhiệm vụ, giải pháp phù hợp mục tiêu, phương hướng phát triển Thủ đô trong điều kiện mới. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, việc ban hành Nghị quyết cần đồng bộ với việc sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô năm 2012.

Về mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc cả Nghị quyết là bảo đảm tuân thủ Hiến pháp và khung khổ pháp luật, phù hợp chủ trương định hướng của Đảng, Quốc hội về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hà Nội và việc cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng tính tự chủ, gắn với tăng cường trách nhiệm của chính quyền Thành phố Hà Nội. Đồng thời, thực hiện đầy đủ việc công khai, minh bạch để đảm bảo việc thực hiện kiểm tra, giám sát của Quốc hội, Chính phủ, HĐND các cấp ở Thành phố, giám sát của người dân, của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể.

Cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù thí điểm đối với Thành phố Hà Nội phải đặt trong tổng thể xu thế phát triển chung của cả nước, kết hợp hài hòa giữa cái chung và cái riêng, trên tinh thần Thành phố vì cả nước và cả nước vì Thành phố phát triển ngày càng văn minh, hiện đại.

Phát biểu tại Phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng cần có cơ chế linh hoạt cho Thành phố Hà Nội và cũng cần có Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về tài chính - ngân sách để Hà Nội phát triển. “Chúng ta bàn hôm nay là trao quyền cho HĐND Hà Nội quyết định để đảm bảo cho thành phố điều hành linh hoạt với cơ chế đặc thủ với một Thủ đô trái tim của cả nước, trung tâm chính trị - kinh tế- văn hóa lớn được phép tăng theo trần để Hà Nội quyết một số vấn đề”, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nêu ý kiến.

Cũng theo Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, trước mắt ưu tiên để Hà Nội đầu tư cho hạ tầng y tế, giáo dục, môi trường, giao thông… Việc điều chỉnh ngân sách trong nội bộ, giao quyền cho HĐND thành phố Hà Nội linh hoạt trong điều chỉnh. “Mức dư nợ tài chính, tôi đồng tình với Tờ trình của Chính phủ”, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nói.

Cùng quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Vũ Hồng Thanh đồng tình với Tờ trình của Chính phủ.

Phát biểu về việc Hà Nội được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất (sau khi đã trừ chi phí liên quan đến việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; kinh phí di dời, xây dựng cơ sở vật chất tại địa điểm mới) do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý trên địa bàn (trừ các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng hiện nay có một số trụ sở của các bộ, ngành đã được Hà Nội giao đất xây dựng trụ sở mới nhưng không chịu di chuyển, bàn giao trụ cũ cho Hà Nội nên đã làm khó cho địa phương trong việc quy hoạch.

Về quản lý thu ngân sách nhà nước (Điều 3), Thành phố Hà Nội được thực hiện thí điểm: Thu phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí; Tăng mức hoặc tỷ lệ thu phí không quá 1,5 lần đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí (không kể các loại phí thuộc nguồn thu của ngân sách sách trung ương hưởng 100%) được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí; Các khoản thu tăng thêm ngân sách thành phố được hưởng 100% và không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách Thành phố; Chủ tịch Quốc hội cho rằng: “Về vấn đề quản lý thu ngân sách tôi nhất trí giao cho HĐND thành phố được áp dụng một số cơ chế đặc thù, nhưng không nên khống chế 1,5 lần một số danh mục như phí và lệ phí… Tất cả những việc chúng ta cho phép thì cũng đã theo Luật. Việc nâng cấp đầu tư cơ sở hạ tầng như phòng cháy chữa cháy, cải tạo môi trường… thì cũng nên làm để bộ mặt đô thị đẹp hơn”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói.

Kết thúc phần thảo luận, UBTVQH đã biểu quyết 100% đồng ý về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội. Việc ban hành Nghị quyết là cần thiết để Thủ đô phát triển, làm thí điểm để có tổng kết đánh giá, tăng quyền phân cấp cho địa phương. UBTVQH sẽ bổ sung nội dung này để trình ra Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV. Thời điểm thực hiện Nghị quyết là 5 năm, trừ khi có cơ chế mới của Quốc hội về một vấn đề nào đó, hoặc khi có thay đổi của Luật Thủ đô.   

Cũng trong Phiên họp sáng nay, UBTVQH cũng cho ý kiến (lần 2) về dự thảo Nghị quyết của UBTVQH quy định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025; Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Nước CHXHCN Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EVIPA).

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?