Thủy điện chặn dòng, hơn trăm ha cây trồng chết héo

Dòng sông Đăk Snghé chảy qua thôn 3 (xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, Kon Tum) bị 2 thủy điện chặn dòng ở đầu nguồn khiến trăm ha cây trồng đang chết héo. 
Thủy điện chặn dòng khiến dòng sông sông Đăk Snghé cạn khô nước.
Thủy điện chặn dòng khiến dòng sông sông Đăk Snghé cạn khô nước.

Ngày 23/3, UBND tỉnh Kon Tum và các sở ban ngành đã đi kiểm tra đập thủy lợi Đăk Snghé trước thông tin thủy điện Thượng Kon Tum ngăn dòng tích nước và thủy điện Đăk Ne phía hạ du cũng xả nước cầm chừng đã làm cho sông Đăk Snghé cạn trơ đáy, trở thành dòng sông chết.

Nguy cơ hàng trăm ha cây trồng mất trắng

Theo tìm hiểu được biết, hơn 1 tháng qua thủy điện Thượng Kon Tum tích nước, còn thủy điện Đăk Ne không thực hiện cam kết xả dòng chảy môi trường tối thiểu là 1,29m3/s.

Việc thủy điện Đăk Ne xả nước theo lịch mỗi ngày 2 đợt, mỗi đợt chỉ kéo dài 1 tiếng không đủ để người dân bơm tưới cho câu trồng.

Không có nước, rất nhiều hộ dân đang có nguy cơ mất trắng khi hàng trăm ha cây trồng chết héo. Trong đó, cây cà phê đang chịu thiệt hại nặng nhất với 92ha, cùng hơn 9 ha cây ăn trái, 5ha cây hồ tiêu, 2ha lúa. Thậm chí, hiện có khoảng 6 ha cây cà phê của người dân bị chết.

Cay đắng nhìn 2,5 ha vườn cây cà phê đang chết héo, ông Trần Văn Trường (thôn 3, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy) cho biết, chúng tôi đang huy động người dân trong thôn đắp bao cát chặn dòng để tích nước nhưng vẫn như “muối bỏ biển”.

“Cây cà phê đang trong giai đoạn tạo quả mà cạn nước như vầy thì xem như mất trắng", ông Trường than phiền.

Ông Trường cho biết, với 2,5 ha cây cà phê, hàng năm gia đình ông thu hoạch khoảng 250 triệu đồng, còn năm nay thì mất trắng.

Thủy điện chặn dòng, hơn trăm ha cây trồng chết héo ảnh 1
Hàng trăm ha cây trồng của các hộ dân đang chết héo.

Còn bà Doãn Thị Nhâm (thôn 3, xã Tân Lập) cho biết, gia đình bà canh tác 1,3 ha lúa, đều dựa vào nguồn nước từ sông Đăk Snghé. Thế nhưng hơn 20 ngày qua, dòng nước đổ về kênh dẫn ra ruộng bỗng cạn cạn. Hơn 1 ha lúa của gia đình bà chết héo, còn lại 3 sào thì đang có dấu hiệu vàng úa.

“Chúng tôi cũng đã ý kiến lên các cấp chính quyền nhưng vẫn chưa được giải quyết, nguồn nước tưới vẫn chưa có”, bà Nhâm bức xúc.

Theo tìm hiểu, thủy điện Thượng Kon Tum nằm trên sông Đăk Snghé thuộc địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, nhưng lại thiết kế chuyển nước sau phát điện cho dòng Đăk Lô (tỉnh Quảng Ngãi).

Trước đó, thủy điện An Khê- Ka Nak trên dòng sông Ba (tỉnh Gia Lai) cũng có thiết kế tương tự khi chuyển dòng sông Ba về sông Côn (tỉnh Bình Định). Công trình thủy điện An Khê- Ka Nak được xem là thủy điện sai lầm thế kỉ khi làm ảnh hưởng tới đời sống của hơn 40 vạn người dân sinh sống dọc theo sông Ba.

"Đá bóng" trách nhiệm

Trước những bức xúc của người dân, ông Nguyễn Văn Quân, Thành viên hội đồng quản trị Công ty Cổ phần đầu tư năng lượng Trường Thịnh (thủy điện Đăk Ne) cho biết, cây trồng của người dân không đủ nước tưới là do thủy điện Thượng Kon Tum chặn dòng, tích nước. Trước đây lưu lượng nước chảy về Thủy điện Đăk Ne từ 10-12 m3/s nhưng hiện lưu lượng nước đổ về chưa tới 0,75m3/s. Nguồn nước này chủ yếu từ các con suối, khe ở trên núi chảy về.

“Trước mắt chúng tôi sẽ tiến hành tích nước ban đêm và xả nước vào ban ngày để phục vụ bà con. Như vậy sẽ đủ nước tưới cho bà con từ 8 giờ sáng đến 17 giờ chiều”, ông Quân cho biết.

Theo ông Quân, cây trồng của người dân chết do thiếu nước thì thủy điện Thượng Kon Tum phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Trong khi đó, ông Lê Thanh, Phó ban quản lý dự án Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (Thủy điện Thượng Kon Tum) cho biết, đơn vị chặn nước vào mùa khô thay vì mùa mưa là để ổn định và an toàn cho hồ đập. Bởi nếu chặn dòng mùa mưa thì nước dâng lên quá nhanh, đập không ổn định sẽ nguy hiểm cho đập.

Thủy điện chặn dòng, hơn trăm ha cây trồng chết héo ảnh 2
Sông Đăk Snghé đang trở thành dòng sông chết.

Về việc một số diện tích cây trồng của người dân bị chết do thiếu nước, ông Thanh cho hay, phía thủy điện Thượng Kon Tum cũng có một phần trách nhiệm. Sau khi đánh giá thiệt hại của bà con, đơn vị sẽ thống nhất với Thủy điện Đăk Ne để có hướng bồi thường cho người dân.

Tuy nhiên, trước mắt Thủy điện Đăk Ne phải đảm bảo nước cho người dân. Cụ thể thủy điện này không được xả nước ra môi trường 2 lần/ngày mà phải đảm bảo xả thường xuyên lưu lượng 1,29m3/s phục vụ nước tưới cho người dân.

Tại buổi kiểm tra, ông Nguyễn Hữu Tháp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cho biết, để đảm bảo nguồn nước cho người dân, UBND huyện Kon Rẫy, Sở Công Thương cần thống nhất với Thủy điện Đăk Ne để buổi tối tích nước, buổi sáng phát điện xả nước phục vụ cho người dân.

“Trước tình hình hạn hán như hiện nay, nhà nước, địa phương và người dân cần tập trung khắc phục. Không để phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước này mà có thể nguồn nước khác”, ông Tháp cho biết.

Theo Nông Nghiệp Việt Nam
TIN LIÊN QUAN
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.