Tiếp nhận 103 hài cốt liệt sĩ Việt Nam hy sinh tại Lào

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Trong hai ngày 22 và 23/5 tại tỉnh Xiengkhuang, Bắc Lào đã diễn ra các lễ bàn giao, tiếp nhận và hồi hương 103 bộ hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã chiến đấu và hy sinh tại 3 tỉnh Viêng Chăn, Xaysomboun và Xiengkhuang trong các thời kỳ.
 Lễ ký biên bản bàn giao 103 bộ hài cốt liệt sĩ giữa đại diện 3 tỉnh Vientiane, Xaysomboun và Xiengkhuang và đại diện tỉnh Nghệ An. Ảnh: Bá Thành/Phóng viên TTXVN tại Lào
Lễ ký biên bản bàn giao 103 bộ hài cốt liệt sĩ giữa đại diện 3 tỉnh Vientiane, Xaysomboun và Xiengkhuang và đại diện tỉnh Nghệ An. Ảnh: Bá Thành/Phóng viên TTXVN tại Lào

Đây là số hài cốt liệt sĩ được Đội quy tập - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An tìm kiếm và cất bốc trong mùa khô 2021-2022 vừa qua.

Chia sẻ với phóng viên TTXVN về kết quả công việc của đội quy tập Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An cất bốc được 103 bộ hài cốt liệt sĩ trong mùa khô 2021-2022, vượt chỉ tiêu trên 28% so với kế hoạch đề ra, bất chấp những khó khăn do đại dịch COVID-19, Phó Chủ tịch Ban Công tác đặc biệt của Chính phủ Lào, Thiếu tướng Xitha Duangmala, khẳng định: “Điều này là nhờ sự hợp tác chặt chẽ cũng như tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao của các bên trong công tác quy tập hài cốt của bộ đội tình nguyện và chuyên gia của Việt Nam hy sinh tại Lào”.

Tiếp nhận 103 hài cốt liệt sĩ Việt Nam hy sinh tại Lào ảnh 1

Đông đảo các tầng lớp nhân dân huyện Nong Het, tỉnh Xiengkhuang, Bắc Lào ra tiễn biệt và tri ân các anh hùng liệt sĩ Việt Nam hy sinh vì nền độc lập tự do của hai nước. Ảnh: Phạm Kiên/Phóng viên TTXVN tại Lào

Theo Thiếu tướng Xitha Duangmala, trong suốt những năm, tháng qua, Đảng, Chính phủ Lào và nhân dân Lào luôn vô cùng biết ơn bộ đội tình nguyện và chuyên gia Việt Nam tại Lào, những người đã sang thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Lào và hy sinh vì đất nước Lào và nền độc lập và tự do của hai dân tộc Lào - Việt Nam anh em, chính vì vậy, phía Lào luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi và hợp tác chặt chẽ với Ủy ban Công tác đặc biệt cấp quốc gia của Việt Nam, cũng như với các đội tìm kiếm quy tập các tỉnh của Việt Nam, từ việc cung cấp thông tin, đến tuyên truyền rộng rãi tới mọi tầng lớp nhân dân, kêu gọi người dân cung cấp thông tin cho các Ban Công tác đặc biệt để phối hợp với phía Việt Nam tìm kiếm, cất bốc và quy tập hài cốt bộ đội và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN, ông Bùi Đình Long, Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Công tác đặc biệt tỉnh Nghệ An khẳng định những kết quả mà đội công tác đặc biệt của Việt Nam đạt được trong thời gian qua có sự hỗ trợ rất lớn và toàn diện của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc Lào, từ điều kiện ăn nghỉ, đi lại, an ninh, hậu cần, cho đến phương tiện thông tin truyền thông, thu thập những thông tin chứng cứ, từ đó giúp đội quy tập hoàn thành nhiệm vụ đề ra.

Là người có 5 năm làm công tác quy tập hài cốt liệt sĩ tại Lào, Thượng tá Nguyễn Văn Nam, Đội trưởng đội quy tập Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An nhấn mạnh bên cạnh sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ban Công tác đặc biệt tỉnh Nghệ An, trực tiếp là Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy và chính quyền địa phương, cũng như sự giúp đỡ tận tình của Đảng bộ, Chính quyền nhân dân 3 tỉnh Xiengkhuang, Viêng Chăn và Xaysomboun trong quá trình tìm kiếm, quy tập, đã giúp đội quy tập của tỉnh Nghệ An hoàn thành vượt chỉ tiêu đã đề ra trong mùa khô 2021-2022.

Tiếp nhận 103 hài cốt liệt sĩ Việt Nam hy sinh tại Lào ảnh 2

Đông đảo các tầng lớp nhân dân huyện Nong Het, tỉnh Xiengkhuang, Bắc Lào ra tiễn biệt và tri ân các anh hùng liệt sĩ Việt Nam hy sinh vì nền độc lập tự do của 2 nước. Ảnh: Phạm Kiên/Phóng viên TTXVN tại Lào.

Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.