Tiếp nhận nhiều hiện vật lịch sử từ Mỹ nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Không chỉ trao trả, tiếp nhận 10 hiện vật quý có giá trị sử, hai bên cũng xây dựng các quy chế nhằm tạo điều kiện hồi hương thuận lợi cho các hiện vật, cổ vật trong tương lai.

Sáng 18/11, tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Số 1 Tràng Tiền, Hà Nội) đã diễn ra lễ tiếp nhận 10 hiện vật do Đại sứ quán Mỹ trao trả cho Việt Nam.

Tiếp nhận nhiều hiện vật lịch sử từ Mỹ nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam ảnh 1

Đại diện của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Hợp tác Quốc tế và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chụp ảnh cùng Tham tán Văn hóa thông tin của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)

Đáng chú ý, loạt hiện vật có niên đại lâu đời, đa dạng, nằm trong số hàng ngàn đồ vật/hiện vật lịch sử đã được phía Mỹ thu hồi từ sự sở hữu bất hợp pháp của một công dân nước này trước đó.

Các hiện vật gồm 1 rìu đá hậu Kỳ Đá, 4 hiện vật văn hóa Đông Sơn (gồm 3 rìu đồng và 1 nồi gốm), 3 tượng cá sấu đá thế kỷ 1-2 sau Công Nguyên và 2 tẩu đồng từ thế kỷ 17-18.

Hành trình phát hiện những hiện vật này bắt đầu từ năm 2013, khi Cục Điều tra Liên bang Mỹ - FBI mở cuộc điều tra tại bang Indianna và phát hiện công dân Donald Miller (hiện đã qua đời) lưu giữ trái phép nhiều bộ sưu tập cổ vật lớn, hài cốt của gần 500 người Mỹ bản địa và người nước ngoài. Ông này tự xưng mình là nhà từ thiện và nhà khảo cổ nghiệp dư.

Tới năm 2014, FBI đã tiến hành thu hồi 7.000 hiện vật mà họ tìm được. Công dân Donald Miller sau đó cũng đã từ bỏ quyền sở hữu những đồ vật này, hợp tác với FBI nhằm trả lại chủ sở hữu hợp pháp.

Ngày 27/2/2019, phía FBI đưa ra thông cáo báo chí thể hiện mong muốn trao trả các tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp về đúng nơi đồng thời kêu gọi chính phủ nước ngoài liên hệ, cử chuyên gia giám định liên hệ với FBI.

Sau khi Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ tiếp nhận thông tin và thông báo về cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngày 6/5/2022, Cục Hợp tác Quốc tế đã gửi thông tin khẳng định cơ quan này có quyền tiếp nhận các cổ vật trên theo đúng quy định.

Trong tháng 8/2022, các hiện vật đã được tiếp nhận qua Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ và Vụ Châu Mỹ (Bộ Ngoại giao Việt Nam) để trực tiếp mang về, bàn giao cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã tiếp nhận, lưu giữ và hoàn thiện hồ sơ khoa học để nghiên cứu, lập kế hoạch phát huy giá trị các hiện vật.

Có mặt tại sự kiện trao trả, đại diện phía Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam - Tham tán Văn hóa, thông tin Pamnella DeVolder khẳng định đây là những hiện vật vô giá và là di sản văn hóa của Việt Nam. Phía Mỹ rất tự hào khi có được sự hợp tác tốt đẹp với chính quyền Việt Nam để có thể trao trả hiện vật một cách an toàn, về đúng nơi của nó.

"Tôi đã trao đổi với nhà lãnh đạo tại Việt Nam về việc tạo một thỏa thuận chính thức giữa hai nước. Việt Nam đang xây dựng một danh mục các hiện vật mong muốn nhận lại, còn chúng tôi sẽ cung cấp danh mục ấy cho lực lượng thực thi pháp luật, các viên chức hải quan... Nếu thấy những đồ vật này, họ sẽ nhận ra đó là đồ vật bị đưa trái phép vào Mỹ và liên hệ chính quyền Việt Nam ngay lập tức để trả lại, như vậy sẽ dễ dàng hơn rất nhiều và tôi hy vọng sẽ có nhiều hơn những chuyến hồi hương hiện vật như thế," bà Pamnella Devolder nói.

Tiếp nhận nhiều hiện vật lịch sử từ Mỹ nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam ảnh 2

10 hiện vật cổ do phía Mỹ trao trả cho Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)

Song song với việc thành lập danh mục nói trên, Tiến sỹ Phạm Quốc Quân - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia nhận định phía Việt Nam cũng phải dựa vào cơ sở pháp lý của quốc tế, Việt Nam và các nước sở tại để đảm bảo sự hồi hương mang tính ngoại giao và ý nghĩa lớn.

"Để lập danh sách như thế, chúng ta phải có hướng tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ, xác định rõ đó là các vật thuộc sưu tập tư nhân hay như thế nào, ở ngoài hay trong nước..., như vậy chúng ta sẽ có cơ sở để làm việc với các quốc gia đang lưu trữ. Đây cũng là cách để thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc chứng minh bề dày lịch sử và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc của mình," ông Phạm Quốc Quân nói thêm.

Cũng trong sáng 18/11/2022, cuộc trưng bày chuyên đề "Từ nhà Bác Cổ đến Bảo tàng Lịch sử Quốc gia" đã được khai mạc. Đây được đánh giá là một trong những công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Đông Dương ở Việt Nam thời thuộc địa.

Triển lãm bao gồm ba nội dung: Lịch sử hình thành nhà Bác Cổ, hành trình từ nhà Bác Cổ thành Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và chặng đường mới của bảo tàng này. Sự kiện này là một tromng những hoạt động thiết thực chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), vừa nhằm kỷ niệm 90 năm ngày khánh thành công trình tòa nhà bảo tàng (1932-2022).

Tiêm vắc xin phòng bệnh tại CDC Đồng Nai. (Ảnh minh hoạ)
Bảo đảm thông suốt công tác phòng, chống dịch, tiêm chủng sau sáp nhập các đơn vị y tế
(Ngày Nay) - Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp... là nội dung quan trọng trong công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 212.000 sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, chủ yếu là vitamin, collagen, glucosamin... do nước ngoài sản xuất.
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm vitamin, collagen không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Người dân Nhật Bản. Ảnh minh họa
Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ
(Ngày Nay) - Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.