TikTok đối mặt với nguy cơ bị cấm nếu không bán cổ phần

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Dưới sức ép từ chính phủ Mỹ, ứng dụng chia sẻ video TikTok đang phải đối mặt với nguy cơ bị cấm toàn quốc nếu như không thể tuân theo yêu cầu bán cổ phần cho các công ty Mỹ.
TikTok đối mặt với nguy cơ bị cấm nếu không bán cổ phần

Trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung ngày càng trở nên căng thẳng, Washington liên tục chỉ trích nền tảng chia sẻ video này, cho rằng ByteDance - công ty mẹ của TikTok, đã tuyên truyền những thông tin sai lệch và đồng thời chia sẻ dữ liệu nhạy cảm của người dùng cho chính phủ Trung Quốc.

Sau quyết định cấm một số mặt hàng công nghệ xuất khẩu sang Trung Quốc và gần đây ban hành lệnh cấm cài đặt TikTok trên các thiết bị của chính phủ, các nhà lập pháp Mỹ đang theo đuổi việc cấm ứng dụng này trên phạm vi toàn quốc nếu như ByteDance không thể chuyển nhượng cổ phần của TikTok cho Mỹ.

Với mục tiêu như vậy, Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) được giao nhiệm vụ điều tra các thỏa thuận của công ty với lý do lo ngại về an ninh quốc gia và nắm quyền buộc công ty phải chuyển nhượng.

Trong hơn 2 năm qua, chính phủ Mỹ liên tục yêu cầu TikTok thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance.

Sau khi xem xét yêu cầu cấm ứng dụng TikTok của chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump, CFIUS kết luận TikTok không được phép hoạt động trên lãnh thổ Mỹ do những lo ngại về việc thu thập dữ liệu của hơn 100 triệu người dùng tại quốc gia này.

Tại phiên điều trần ngày 23/3, Ủy ban Thương mại và Năng lượng Hạ viện Mỹ đã tra hỏi Giám đốc điều hành TikTok Shou Zi Chew về các vấn đề an ninh mạng và quyền riêng tư người dùng. Về phần mình, ông Chew liên tục né tránh các câu hỏi về những chỉ đạo của chính phủ Trung Quốc đến ByteDance.

Thành viên của CFIUS là các quan chức thuộc Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Năng lượng và Bộ Thương mại Mỹ với chủ tịch là Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen.

Ủy ban này có nhiệm vụ theo dõi các hoạt động thương mại giữa các công ty Mỹ với các nhà đầu tư nước ngoài và xem xét các ảnh hưởng chúng đối với an ninh quốc gia Mỹ. Năm 2018, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Hiện đại hóa Đánh giá Rủi ro đầu tư (FIRRMA), giúp mở rộng phạm vi thẩm quyền của CFIUS. Tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố một sắc lệnh bổ sung thêm những yếu tố mà CFIUS cần đánh giá bao gồm tác động đến chuỗi cung ứng thị trường Mỹ và rủi ro đến thông tin cá nhân của công dân Mỹ.

Trước đây, CFIUS cũng có liên quan trong việc tỷ phú Elon Musk mua lại nền tảng mạng xã hội Twitter.

Rõ ràng làm trái lệnh của CFIUS sẽ bị coi là vi phạm pháp luật.

Để thỏa hiệp với chính phủ Mỹ, TikTok đã thành lập Dự án Texas với mục đích di chuyển dữ liệu người dùng Mỹ tới các máy chủ do công ty phân mềm Oracle quản lý với tổng chi phí lên tới 1,5 tỉ USD.

Ông Chew nhấn mạnh rằng sau khi quá trình hoàn tất, dữ liệu người dùng Mỹ sẽ được đặt dưới sự bảo hộ và quản lý của chính phủ Mỹ, đồng thời, ngăn chặn được khả năng những dữ liệu này rơi vào tay chính phủ Trung Quốc.

Hiện nay, vẫn chưa thể khẳng định được CFIUS sẽ chấp thuận Dự án Texas hay không. Theo Giáo sư Luật Công nghệ Anupam Chander của Đại học Georgetown, cơ quan liên bang này phải có nghĩa vụ giải thích lí do họ thấy kế hoạch đó là không phù hợp và TikTok sẽ phải trải qua quá trình tái cơ cấu bắt buộc.

Ông Chew cũng cho biết thêm, trước đây, TikTok đã từng cân nhắc việc chuyển nhượng công ty. Năm 2020, Microsoft đã đề nghị mua lại TikTok trong bối cảnh chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump đưa ra các rào cản thương mại, bao gồm việc cấm sử dụng dịch vụ và thoái vốn đầu tư đối với một loạt công ty công nghệ của Trung Quốc.

Sau cùng, TikTok đã từ chối lời đề nghị của Microsoft và đồng ý hợp tác với Oracle và Walmart.

Việc bán lại TikTok trong tương lai sẽ không chỉ phụ thuộc vào quyết định của CFIUS mà còn của chính phủ Trung Quốc. Bắc Kinh cũng đã khẳng định sẽ không chấp thuận việc ép buộc thoái vốn của chính phủ Mỹ.

Hiện nay, nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, trong đó có Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Canada, New Zealand, Na Uy đã có lệnh cấm cài đặt TikTok trên các thiết bị chính phủ và đã có ít nhất hai quốc gia cấm hoàn toàn nền tảng chia sẻ video này.

Năm 2022, chính quyền Taliban ở Afghanistan đã cấm TikTok với lí do ứng dụng này phát tán thông tin sai lệch, trong khi Ấn Độ đã ra lệnh cấm trên toàn quốc vào năm 2020 đối với TikTok và hàng chục các ứng dụng Trung Quốc khác do những lo ngại về an ninh và quyền riêng tư.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?