Tìm cách khai phá hiệu quả hơn thị trường Ấn Độ và Nepal

(Ngày Nay) - Sáng ngày 20/5/2020, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) đã phối hợp với Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, Hội người Việt Nam tại Ấn Độ và Nepal và Phòng Thương mại và Công nghiệp các Nhà nhập khẩu Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức Hội thảo trực tuyến “Xúc tiến thương mại thông qua Cộng đồng người Việt Nam tại Ấn Độ và Nepal”.

Đây là hội thảo trực tuyến thứ 3 liên tiếp trong vòng gần 1 tháng về thị trường Ấn Độ mà Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các bên liên quan tổ chức.

Hội thảo đã thu hút sự tham gia của gần 150 đại biểu là đại diện các hiệp hội, Sở Công Thương, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh tại thị trường Ấn Độ và Nepal trong những lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, thực phẩm chế biến, may mặc, thủ công mỹ nghệ, y tế, thiết bị điện tử và dịch vụ logistics... 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục XTTM nhấn mạnh, lý do quan trọng để Cục XTTM tổ chức liên tiếp 3 hội thảo về Ấn Độ trong vòng chưa đầy 1 tháng qua, đó là sự nghiên cứu kỹ về quy mô, triển vọng to lớn của thị trường Ấn Độ còn để ngỏ nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam khai phá, với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp chúng ta thực hiện đa dạng hóa thị trường, giảm dần sự lệ thuộc vào một số thị trường nhất định, tìm ra những thời cơ mới trong các mối nguy phát sinh từ dịch Covid 19.

Theo ông Lê Hoàng Tài, với gần 1,4 tỷ dân, Ấn Độ có dung lượng thị trường tiêu thụ rất lớn. Tuy nhiên, giá trị và số lượng hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường này còn khiêm tốn.

Đánh giá về thị trường Ấn Độ, ông Lê Hoàng Tài cho biết, quan hệ thương mại giữa hai nước có tính bổ trợ. Nhiều mặt hàng của Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu như nông sản và thực phẩm chế biến, đặc biệt quả thanh long và cá ba sa rất được ưa chuộng tại Ấn Độ; các sản phẩm hạt điều, cà phê, hồ tiêu, cao su, các loại gia vị, quế hồi, thảo quả, đinh hương còn nhiều dung lượng để phát triển thị trường.

Ông Lê Hoàng Tài cho biết, chính phủ hai nước đều nhận thấy trong giai đoạn hiện nay cần đẩy mạnh hợp tác phát triển chuỗi giá trị trong các ngành hàng dệt may, da giày, thiết bị điện tử, máy móc thiết bị, hàng cơ khí… Nhóm ngành hàng hai nước có thể bổ trợ, tăng cường giá trị gia tăng như sắt thép, kim loại thường, hóa chất, dược phẩm, nhựa và các sản phẩm từ nhựa…

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Ấn Độ đạt 2,847 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 1,569 tỷ USD, nhập khẩu đạt 1,248 tỷ USD. Như vậy 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất siêu sang Ấn Độ 321 triệu USD.

Tìm cách khai phá hiệu quả hơn thị trường Ấn Độ và Nepal ảnh 1

Gần 150 đại biểu là đại diện các hiệp hội, Sở Công Thương, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh tại thị trường Ấn Độ và Nepal.

Đối với thị trường Nepal, ông Lê Hoàng Tài nhấn mạnh, Việt Nam và Nepal đều là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đã phát triển quan hệ kinh tế, thương mại tốt trong thời gian qua, tuy nhiên kim ngạch thương mại hai chiều còn nhỏ, mới đạt quanh ngưỡng 30 triệu USD/năm.

Để thực hiện được mục tiêu tăng cường xuất khẩu sang Ấn Độ và Nepal, một trong những kênh giao thương quan trọng và thuận lợi chính là thông qua cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm ăn tại 2 thị trường này. Ước tính hiện có khoảng 500 người Việt Nam tại Ấn Độ và 40-50 người tại Nepal.

Phó Cục trưởng Lê Hoàng Tài bày tỏ tin tưởng, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển tại hai thị trường Nam Á này hơn nữa khi có sự đồng thuận và nỗ lực tham gia các hoạt động XTTM của các cơ quan, tổ chức XTTM và cộng đồng doanh nghiệp trong nước cũng như kiều bào tại Ấn Độ và Nepal.

Cùng quan điểm với ông Lê Hoàng Tài, ông Bùi Trung Thướng, Phụ trách Thương Vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, Ấn Độ và Nepal là hai thị trường còn nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất nhập khẩu và đầu tư.

Tại Hội thảo, đại diện của Hội người Việt Nam tại Ấn Độ và Nepal cùng một số doanh nghiệp kinh doanh thành công với hai thị trường này đã chia sẻ đến doanh nghiệp Việt Nam những kinh nghiệm để xuất khẩu và đầu tư tại thị trường Ấn Độ, Nepal đạt hiểu quả.

Bà Nguyễn Huỳnh Khánh Linh, Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Ấn Độ và Nepal phân tích sự khác biệt giữa mô hình doanh nghiệp của Việt Nam và Ấn Độ để các doanh nghiệp chủ động lựa chọn cách kinh doanh với thị trường này. Các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn thành lập công ty tại Ấn Độ thì nên chọn hình thức mở văn phòng đại diện hoặc Công ty TNHH, do loại hình này thủ tục đơn giản và chi phí thấp.

Lưu ý doanh nghiệp Việt Nam khi hợp tác thương mại và đầu tư với doanh nghiệp Ấn Độ, Hòa Thượng Thích Huyền Diệu cho rằng, các doanh nghiệp cần chịu khó học hỏi, tìm hiểu kỹ văn hóa, tôn giáo của đất nước này. Để kinh doanh thành công, doanh nghiệp cần có tầm nhìn trúng, kinh doanh có đạo đức, giữ được chữ “tín” và chữ “tâm”.

Còn với thị trường Nepal, bà Võ Thị Kim Cương, Ủy Ban chấp hành, Hội người Việt Nam tại Ấn Độ và Nepal cho biết, thị trường Nepal có tiềm năng mới với những mặt hàng thuộc thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như may mặc, nông sản… Hiện, Nepal chủ yếu vẫn nhập khẩu những mặt hàng này của Trung Quốc và Thái Lan. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu để khai phá thị trường này.

Bà Võ Thị Kim Cương khẳng định, Hội người Việt Nam tại Ấn Độ và Nepal sẵn sàng kết nối và giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu, khai thác hai thị trường tiềm năng này.

Chia sẻ kinh nghiệm hợp tác với thị trường Ấn Độ và Nepal, đại diện một số doanh nghiệp thì cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý đảm bảo về thời gian và chất lượng sản phẩm khi giao hàng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt cũng cần giữ mối quan hệ hữu hảo với đối tác Ấn Độ, Nepal. Ít nhất một năm, doanh nghiệp nên sang gặp gỡ trực tiếp đối tác một lần. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần giữ mối quan hệ mật thiết với Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước này để họ giúp tìm hiểu đối tác, thị trường cũng như giúp giải quyết khi có những tranh chấp.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.