Tìm giải pháp tiêu thụ nông sản

Khi các sản phẩm nông sản gặp khó khăn về đầu ra, đã có nhiều nghĩa cử của các cá nhân, tổ chức nhằm tiêu thụ giúp nông dân. Nhưng đó cũng chỉ là giải pháp tình thế.
Tìm giải pháp tiêu thụ nông sản

Việc sản xuất theo quy hoạch, làm tốt công tác dự báo, đặc biệt là mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, mới là điều cần thiết để giúp nông dân, đồng thời giảm lãng phí cho xã hội từ nông sản dư thừa.

Xuất khẩu nông sản sụt giảm

Tại Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu (XK) nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản, báo cáo về hoạt động XK bốn tháng đầu năm 2015, Phó Cục trưởng Xuất nhập khẩu (XNK) Bộ Công thương, Dương Phương Thảo cho biết, kim ngạch XK bốn tháng đầu năm ước đạt 50,1 tỷ USD, tăng 8,2% so cùng kỳ năm 2014. Tuy nhiên, kim ngạch XK nhóm hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 8,5 tỷ USD, giảm 5,1% so cùng kỳ năm 2014. Trong đó, giá trị XK các mặt hàng nông sản chính ước đạt 4,5 tỷ USD, giảm 5,1%...

Tìm giải pháp tiêu thụ nông sản - anh 1

Xuất khẩu nông sản đầu năm giảm 5,1%

Đơn cử mặt hàng gạo, kim ngạch XK sang một số thị trường chính giảm mạnh so cùng kỳ, nguyên nhân là do nguồn cung các nước XK dồi dào, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Một số nước XK gạo lớn như Thái-lan, Ấn Độ lượng tồn kho cao, vì vậy họ đẩy mạnh XK nhằm giảm lượng tồn kho bằng nhiều biện pháp như giảm mạnh giá bán, tạo sức cạnh tranh trên tất cả các phân khúc thị trường.

Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Tổng Giám đốc VinaFoods 2 Nguyễn Thế Năng cho biết, thị trường XK gạo giảm sâu một phần là do những thị trường lớn của gạo Việt Nam như Indonesia, Philippines… đang hướng dần đến tự chủ về lương thực. Sản phẩm gạo trắng của Việt Nam tuy năng suất cao nhưng lại chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường châu Phi nên lượng xuất vào thị trường này giảm sút.

Còn theo đánh giá của Thứ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh, trong quý I-2015, XK nông, lâm, thủy sản có diễn biến bất thường, khiến tăng trưởng không đạt được chỉ tiêu đề ra. XK nhóm hàng nông sản sụt giảm trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, như năm 2014 đạt đến “ngưỡng” XK, vì thế đầu năm 2015, sản lượng XK khó tăng, dẫn đến ảnh hưởng kim ngạch XK. XK ở các thị trường chính như: Châu Âu, Mỹ… đều có sự sụt giảm đáng kể. Cân đối cung cầu và nông sản nói chung có hiện tượng dư thừa về nguồn cung, áp lực cạnh tranh mạnh…

Không thể dùng mãi “giải pháp tấm lòng”

Gần đây, đã có nhiều nghĩa cử, những sự quan tâm của các cá nhân, tổ chức nhằm tiêu thụ giúp sản phẩm tồn, ế cho người nông dân, giảm bớt hao hụt, lãng phí của cải vật chất của xã hội. Đã có công ty đứng ra bao tiêu cà chua tại Đà Lạt, hoặc nhiều tổ chức kêu gọi mua dưa hấu cho bà con Quảng Nam, Quảng Ngãi, khi những sản phẩm này gặp khó khăn về đầu ra. Nhưng việc mua thêm vài quả dưa hấu, vài cân cà chua… không giải quyết được tình trạng tồn, ế, mất giá của cả khối lượng lớn sản phẩm.

Chưa khi nào, vấn đề tiêu thụ nông sản trong các phiên họp thẩm tra về tình hình kinh tế - xã hội của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) lại “nóng” như phiên họp lần này khi câu chuyện dưa hấu, hành tím… được nhiều Ủy viên UBTVQH nhắc tới. Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai đề nghị, Chính phủ cần bổ sung trong báo cáo những đánh giá về đời sống một bộ phận nông dân đang rất khó khăn. Từ đầu năm nay, một số mặt hàng nông sản không đi vào được thị trường, giá thấp, xã hội phải chung tay... Nhưng đó chỉ là “giải pháp tấm lòng”. Chính phủ nên quan tâm phân tích và tìm ra giải pháp mạnh mẽ hơn, hỗ trợ thế nào để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Cùng quan điểm này, Chủ nhiệm UB Tài chính & Ngân sách QH Phùng Quốc Hiển cho rằng, không thay đổi năng suất lao động, không đưa được khoa học - công nghệ vào thì khó có cách nào cải thiện được tình hình. Thế mạnh về lúa gạo, hồ tiêu, điều, dưa, hành… đang dần mất đi. Sản xuất ra nhưng không tiêu thụ được. Nếu cứ với giải pháp chưa rõ ràng như thế này thì không chỉ năm nay mà các năm sau vẫn gặp khó khăn…

Chủ nhiệm UB Quốc phòng và An ninh của QH Nguyễn Kim Khoa bày tỏ, chỉ cần nhìn động thái hằng năm Chính phủ phải phát gạo cứu đói là có thể biết tình hình nông dân thế nào. Không khí hội nhập quốc tế đang diễn ra sôi động, từ nay đến cuối năm kinh tế hội nhập sâu rộng hơn, nhiều chính sách mở cửa, thì sản xuất nông nghiệp cũng như nông dân còn khó khăn như thế nào nữa. Chính phủ cần làm rõ và có giải pháp rõ ràng... Kể cả việc kêu gọi “giải cứu” dưa hay hành tím, cũng không phải chỉ là “giúp” nhà nông. Đó chính là giúp cả nền kinh tế. Và câu chuyện thua thiệt của nhà nông là câu chuyện lãng phí lớn của nền kinh tế. Người nông dân thì chỉ biết sản xuất theo mùa vụ, họ ngóng trông các nhà quản lý, chuyên gia kinh tế có giải pháp tính toán giúp họ, để những mùa vụ sau giảm bớt thiệt hại, rủi ro...

Nâng cao chất lượng các chương trình XTTM

Rút kinh nghiệm từ những khó khăn gặp phải trong việc tiêu thụ nông sản năm 2014 và những tháng đầu năm 2015, ngay từ khi chớm vào vụ vải thiều năm 2015, Bộ Công thương đã có kế hoạch phối hợp các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy, xúc tiến tiêu thụ (XTTT) vải tại thị trường trong và ngoài nước.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), hiện vải thiều được trồng chủ yếu tại hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương, tổng sản lượng vải năm nay ước đạt hơn 200.000 tấn quả tươi, dự kiến sẽ XK khoảng 40%, tương ứng 80.000 tấn. Các thị trường XK chủ yếu là: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái-lan, Singapore... và các nước châu Âu. Ngoài ra, gần đây có tín hiệu tốt từ các thị trường Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Về phía địa phương, Giám đốc Sở Công thương Bắc Giang Trần văn Lộc cho rằng, để đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều, cần tập trung chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ theo quy trình an toàn sinh học và tiêu chuẩn VietGAP, đẩy mạnh xúc tiến thương mại (XTTM), duy trì và phát triển thương hiệu, phối hợp các cơ quan chức năng các tỉnh bạn trong việc quảng bá, tiêu thụ vải thiều… Ngoài ra, đề nghị các cơ quan T.Ư tăng cường hỗ trợ tỉnh trong công tác thông tin, quảng bá, XTTT vải thiều trên các phương tiện thông tin đại chúng; đặc biệt, Bộ Công thương cần đưa Chương trình XTTT vải thiều vào Chương trình XTTM quốc gia; Bộ Khoa học & Công nghệ và Bộ NN&PTNT cần lựa chọn, hỗ trợ tỉnh có giải pháp hữu hiệu nhằm giúp kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam Lê Văn Ánh đề nghị cần phải đẩy mạnh XTTM, tránh tập trung XK sản phẩm sang một thị trường nhất định. Đồng thời, xem xét để giảm chi phí vận tải, các chi phí sản xuất nhằm giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm.

Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), năm nay, Bộ sẽ chủ động phối hợp các địa phương để kết nối XTTT quả vải và nhằm thực hiện có hiệu quả “Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Trong tháng 5 và tháng 6, Bộ Công thương sẽ phối hợp Bộ NN&PTNT và các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, TP Hồ Chí Minh... tổ chức Hội nghị XTTT vải thiều năm 2015. Bên cạnh đó, phối hợp các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn và chính quyền một số địa phương phía Trung Quốc cùng các doanh nghiệp kinh doanh vải thiều của Việt Nam và Trung Quốc để XTTT vải thiều. Với quả vải, Trung Quốc vẫn là thị trường XK truyền thống quan trọng, chiếm khoảng 90% tổng sản lượng XK. Vì vậy, về lâu dài, để tránh lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc, Bộ sẽ triển khai mạnh mẽ các hoạt động mở rộng thị trường XK cho các sản phẩm nông sản nói chung. Trong đó, tận dụng triệt để ưu thế từ các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định TPP, FTA với EU, Liên minh thuế quan… Đồng thời, đổi mới mô hình, phương thức, nâng cao chất lượng của các chương trình XTTM.

Bộ Công thương cũng sẽ tăng cường cập nhật, theo dõi và cung cấp thông tin về diễn biến tình hình sản xuất, sản lượng, tồn kho, chính sách và nhu cầu XNK hàng hóa nói chung và các mặt hàng nông sản nói riêng tại các thị trường. Đồng thời, nắm bắt diễn biến phát sinh các rào cản thương mại (bảo hộ mậu dịch, chống bán phá giá...) tại các thị trường NK để có đề xuất các phương án đấu tranh hiệu quả đối với các rào cản không phù hợp, gây bất lợi đối với hàng hóa của Việt Nam...

Hợp tác cùng Thời Nay

>>> Xem thêm:

- Việt Nam nỗ lực tham gia FTA: Cơ hội cho thị trường xuất khẩu Việt

- Tìm lời giải cho xuất khẩu nông sản

- Giá vàng hôm nay 14/5: Bất ngờ bật tăng mạnh 100.00 đồng/lượng

Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.