Tìm sự thật sau ống kính camera: Nên lắp công khai hay bí mật?

[Ngày Nay] - Rất  nhiều vụ việc bạo lực học đường được sáng tỏ nhờ chiếc camera trong lớp học, gần đây nhất là ở TP HCM. Sự việc khiến nhiều người đặt câu hỏi về việc có nên lắp đặt camera công khai trong các lớp học?
Tìm sự thật sau ống kính camera: Nên lắp công khai hay bí mật?

Lớp học đáng sợ

Đầu tháng 9/2019, khi nghi ngờ cô chủ nhiệm lớp 2/11, Trường Tiểu học Phan Chu Trinh, quận Tân Phú, TP HCM có hành vi bạo lực với con mình, một phụ huynh đã bí mật gắn camera lên tường phòng học, ghi hình từ ngày 27 đến 30/8. Hình ảnh thu được cho thấy cô giáo nhiều lần véo tai, đánh vào người, la mắng các học trò khi chúng không hiểu bài. Đến ngày 12/9, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Chu Trinh đã ra quyết định tạm đình chỉ giảng dạy đối với giáo viên này và bố trí công việc khác chờ kết luận giải quyết tố cáo. UBND quận Tân Phú (TP HCM) đã ra quyết định buộc thôi việc đối với cô Nguyễn Hồng Hà, giáo viên Trường Tiểu học Phan Chu Trinh do vi phạm các quy định pháp luật về Luật Giáo dục, Luật Viên chức và Luật trẻ em. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 21/10.

Tương tự, trước đó ở Hồng Bàng, TP Hải Phòng, theo phản ánh của phụ huynh em Hoàng Gia Đức, lớp 2A7, Trường Tiểu học Quán Toan, sáng 8/5 vừa qua, lớp em Đức kiểm tra học kỳ. Cô Nguyễn Thị Thu Trang, giáo viên lớp 2A8 được phân công giám sát đã đánh em Đức và các học sinh khác. Cô Nguyễn Thị Vân, giáo viên chủ nhiệm của lớp 2A7 đi vào thấy hành vi của cô Trang không những không can thiệp mà cũng tiếp tục đánh học sinh. Hành vi làm ngơ của cô giáo được ghi lại bằng camera, để rồi sau đó clip cô Nguyễn Thị Thu Trang đánh học sinh được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội. Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quán Toan đã ban hành quyết định xử lý kỉ luật đối với giáo viên Nguyễn Thị Thu Trang với hình thức cảnh cáo, đình chỉ công tác một tháng để giải quyết dứt điểm vụ việc, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tình yêu thương và nâng cao nhận thức bản thân; đình chỉ giảng dạy 6 tháng, không bố trí tham gia chủ nhiệm một năm học. Nhưng đằng sau tất cả, học sinh là người hứng chịu ám ảnh suốt đời.

Một cháu bé 14 tháng tuổi học tại nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập Hoa Sen, Hải Phòng bỗng dưng bị bầm tím trên mặt sau ngày đầu tiên đi học tại nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập Hoa Sen, huyện An Dương, Hải Phòng.Chị Nguyễn Thị Phương Chi - mẹ của cháu bé, cho biết sáng 23/10, chị đưa con gái đến nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập Hoa Sen nhập học buổi đầu tiên. Đến 17h15 phút cùng ngày, chị đến đón con thì thấy vết bầm tím trên mặt và ngực.Cô giáo giải thích cháu bị bạn cùng lớp cắn. Gia đình đã yêu cầu đại diện nhóm trẻ cung cấp thông tin liên quan đến sự việc. Ngay sau khi nhận được thông tin, tối 23/10, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, Công an huyện An Dương, thị trấn An Dương (nơi quản lý hành chính nhóm trẻ, mẫu giáo Hoa Sen) làm việc với cơ sở mầm non này và các cô giáo trực tiếp quản lý lớp. Nhưng không có clip nên mọi sự việc vẫn là dấu hỏi đối với nhiều phụ huynh khi kết luận bé bị bầm tím do bạn cắn không thuyết phục người nghe.

Tìm sự thật sau ống kính camera: Nên lắp công khai hay bí mật? ảnh 1

Nhiều ý kiến cho rằng việc lắp camera trong lớp học ban đầu có thể khiến giáo viên lo lắng, nhưng đó là giải pháp để minh bạch hóa thông tin, giúp giáo viên thực hiện hoạt động dạy và học tốt hơn. Nhất là khi ngày càng nhiều vụ việc bạo hành, chiếc camera đã nói rõ sự thật mà không phải ai cũng hay.

Camera không chỉ có chức năng giám sát

PGS Chu Cẩm Thơ, Phó trưởng Ban phụ trách Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo), cho rằng việc lắp camera trong lớp học không phải chỉ để giám sát, khẳng định một sự việc là đúng hay sai, mà còn có vai trò như một công cụ hỗ trợ công tác chuyên môn. “Khi tư vấn cho các trường, chúng tôi đều khuyến nghị lắp camera. Làm sao camera thu được hình ảnh, âm thanh của giáo viên, học sinh trong giờ học để từ đó phân tích giờ học, cải tiến giờ học của giáo viên trên lớp học. Giáo viên rất hài lòng vì họ nhìn thấy chân dung của mình. Đó là giải pháp về mặt kỹ thuật giúp hỗ trợ lẫn nhau trong công tác quản lý, chuyên môn của một trường học trở nên tốt đẹp hơn. Vì thế, khi hiểu được vài trò và sứ mệnh của camera thì thầy cô, nhà trường và phụ huynh đều ủng hộ,” PGS Chu Cẩm Thơ nói.

Còn theo TS Trần Thu Hương, Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), phụ huynh muốn giám sát vì có nhiều sự việc xảy ra khiến họ mất niềm tin vào chức năng của nhà trường, đặc biệt là năng lực dạy học của thầy và cô. Tuy nhiên, bà Hương cho rằng việc lắp camera có thể khiến giáo viên cảm giác mình bị kiểm soát, dẫn đến tâm lý căng thẳng, ảnh hưởng đến việc triển khai các hoạt động dạy và học. Ngoài ra, điều đó cũng khiến mối quan hệ thầy-trò trở nên ít thân thiện hơn. Theo bà Hương, việc giáo viên đánh học sinh chỉ là hiện tượng cá biệt. Để hạn chế tình trạng này cần xây dựng môi trường học tập thân thiện, lớp học hạnh phúc.

Tuy nhiên theo nhiều phụ huynh, sau cánh cửa lớp học lại là không gian riêng của giáo viên và học sinh. Ở đó, giáo viên nhiều khi nghĩ mình có thể làm mọi việc mà không bị phát hiện. Thực tế cho thấy đã xảy ra rất nhiều vụ giáo viên bạo hành về thể chất và tinh thần với học sinh. Vì vậy, việc có camera cũng là một kênh để giúp giáo viên hiểu mình phải làm việc đúng theo quy định pháp luật và việc bị giám sát để thực hiện đúng pháp luật là bình thường.

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.