Tìm thấy chứng cứ mới trong vụ chạy thận khiến 8 người tử vong ở Hòa Bình

(Ngày Nay) - Các chuyên gia của Bộ Y tế đánh giá, nguyên nhân trực tiếp khiến 8 nạn nhân tử vong không phải do tồn dư hoá chất.
BS Hoàng Công Lương bị tuyên án 30 tháng tù giam về tội vô ý làm chết người trong vụ tai biến chạy thận tại Hoà Bình khiến 8 người tử vong
BS Hoàng Công Lương bị tuyên án 30 tháng tù giam về tội vô ý làm chết người trong vụ tai biến chạy thận tại Hoà Bình khiến 8 người tử vong

Trao đổi với Vietnamnet, TS Lê Thanh Hải, Viện trưởng Viện Trang thiết bị và công trình y tế, Bộ Y tế cho biết, mới đây các chuyên gia đầu ngành của Bộ Y tế và một số luật sư đã cùng ngồi lại, phân tích toàn bộ vụ tai biến chạy thận tại BV đa khoa Hoà Bình khiến 8 nạn nhân tử vong. Đây là vụ án liên quan trực tiếp đến BS Hoàng Công Lương.

TS Hải cho biết, trước đây Bộ Y tế đã có công văn mật 41 gửi Thủ tướng về một số nội dung khoa học cần được các cơ quan tố tụng làm rõ trong quá trình điều tra, xét xử sau khi nghiên cứu kết luận điều tra và cáo trạng của VKSND tỉnh Hoà Bình.

Mới đây khi được tiếp cận với ghi âm lời khai của bị cáo Bùi Mạnh Quốc, Bộ Y tế thấy có nhiều tình tiết cần phải làm rõ thêm, đặc biệt là nguyên nhân khoa học khiến 8 nạn nhân tử vong.

Theo thông tin đăng tải trên báo Tuổi Trẻ thông tin, sau khi phân tích kĩ, các nhà khoa học y tế, hóa học, trang thiết bị y tế nhận định, nguyên nhân khiến 8 nạn nhân tử vong không phải do các công bố như trước đây (là tồn dư HF trong quá trình làm sạch hệ thống), mà là hệ thống RO1 hỏng 3 van nước, đã nối thẳng nguồn nước ô nhiễm từ hệ thống lọc thô chưa qua màng lọc RO của hệ thống RO1 vào tank RO2 cho máy chạy thận nhân tạo.

Đây là nguyên nhân khiến 8 người bệnh tử vong (tình tiết này là mới chưa có trong kết luận điều tra).

Theo ông Hải, trong các lần bảo trì trước, hệ thống bao gồm: Bồn chứa nước tinh khiết RO2, bơm, đường ống cấp tuần hoàn, đường hồi nước về bồn RO2 được cách ly hoàn toàn và không thể xâm nhập do các van cấp rửa màng và van cấp khử trùng đóng kín.

Tìm thấy chứng cứ mới trong vụ chạy thận khiến 8 người tử vong ở Hòa Bình ảnh 1

Nghi vấn về các van nước bị hỏng khiến nước lọc thận không được qua màng lọc có thể là nguyên nhân gây tai biến. - Ảnh Tư Liệu. (Nguồn: Báo Thanh Niên)

Lần xảy ra sự cố, chính việc hỏng 3 van nước (K1, K2, K3) cùng nằm trên đường nối tắt (Bypass) của hệ thống RO1 đã mở thông con đường ô nhiễm nước bẩn vào tank RO2 cấp nước cho máy thận.

Đây mới là nguyên nhân khiến bệnh nhân tử vong. Việc này có thể Bùi Mạnh Quốc (một trong số bị cáo trong vụ việc) đã không kiểm soát được.

Do sử dụng lâu, nhiều lần sục rửa, bảo trì bằng hóa chất trước đây đã làm cho quá trình hỏng 3 van diễn ra từ từ, gây rò rỉ nước sinh hoạt thành phố qua hai cột lọc đầu và nhiều chất bẩn bong trôi do bị sục ngược các cột lọc đầu của RO1 (không đủ tiêu chuẩn chạy thận) vào tank RO2, dẫn đến bệnh nhân tử vong.

"Tôi đề nghị cơ quan cảnh sát điều tra phục dựng toàn bộ hiện trường và điều tra thực nghiệm lại với sự chứng kiến, phối hợp của các nhà khoa học trong y tế để tìm ra nguyên nhân tử vong cho những người bệnh một cách cẩn trọng, khách quan, khoa học", ông Lê Thanh Hải kiến nghị.

Liên quan đến vụ việc này, trao đổi với PV báo Người Lao Động, ngày 1/8, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, những thông tin mới nhất về vụ án cũng sẽ được Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, sau phiên tòa phúc thẩm vào giữa tháng 6-2019, Bộ Y tế đã có cuộc họp với các chuyên gia về trang thiết bị y tế, về y tế, các luật sư… để đánh giá lại toàn bộ vụ việc và xem xét yêu cầu giám đốc thẩm đối với bản án nói trên.

TIN LIÊN QUAN
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.