Tình trạng thiếu hụt lao động ở TP.HCM không quá nghiêm trọng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - TP.HCM có hiện tượng thiếu lao động cục bộ sau dịch COVID-19, tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt lao động không trầm trọng.
Tình trạng thiếu hụt lao động ở TP.HCM không quá nghiêm trọng

Ngược lại, lực lượng lao động tại khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất không biến động lớn. Số lao động ngoại tỉnh về quê hầu hết rơi vào nhóm lao động tự do, nằm ngoài hai khu vực sản xuất cơ bản nói trên.

Đây là nhận định của Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cùng đại diện các cơ quan liên quan tại Thành phố Hồ Chí Minh tại buổi làm việc trực tuyến với các địa phương trọng điểm về các giải pháp phục hồi và phát triển thị trường lao động ngày 3/11.

Theo Ban Quản lý các Khu Chế xuất, Khu Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến đầu tháng 11/2021, hơn 1.340/1.400 doanh nghiệp tại các Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất của Thành phố đã có thông báo phục hồi sản xuất với hơn 216.000 người lao động đăng ký hoạt động trở lại, đạt 75% so với thời điểm trước dịch COVID-19. Riêng Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đã có 88/88 doanh nghiệp hoạt động trở lại với tổng số hơn 145.000 người lao động, đạt 84%.

Thành phố đã có 6.500 doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất đã hoạt động trở lại. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Pouyuen Việt Nam (chuyên sản xuất giày thể thao cho các nhãn hàng lớn), quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh đến thời điểm hiện tại có khoảng 49.000 công nhân lao động đã trở lại làm việc (đạt 85%).

Trong số này có 11.000 công nhân ở tỉnh Long An vừa chính thức được cấp phép để xe đưa đón trở lại làm việc tại nhà máy ngay từ ngày 3/11. Toàn bộ công nhân vào làm việc tại nhà máy đều được xét nghiệm với kết quả âm tính với SARS-CoV-2 và đã tiêm ít nhất một mũi vaccine phòng COVID-19.

Theo Ban Quản lý các Khu Chế xuất, Khu Công nghiệp Thành phố, do các doanh nghiệp vẫn đang phải thích ứng từng bước theo bộ tiêu chí sản xuất an toàn của Thành phố Hồ Chí Minh nên các nhà máy, xí nghiệp vẫn chưa hoạt động sản xuất 100% công suất mà chỉ phổ biến đạt 50 - 70% công suất. Mặc khác, Thành phố hết sức thận trọng với việc chấp nhận doanh nghiệp đăng ký sản xuất trở lại nên chưa đánh giá được cụ thể mức độ phục hồi hoạt động.

Về tình hình lao động, đại diện Ban Quản lý các Khu Chế xuất, Khu Công nghiệp Thành phố cho rằng, số lao động làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố về quê không nhiều, chỉ chiếm khoảng 11% tổng số lao động. Khó khăn là trong thời gian giãn cách, khoảng 23.000 người lao động ở các tỉnh lân cận Thành phố Hồ Chí Minh không thể qua lại, đi làm được.

“Sau khi Thành phố và các tỉnh mở cửa, lưu thông, hầu hết số lao động này đã trở lại với công việc của mình. Số lao động về quê ở các tỉnh phía Bắc chỉ khoảng 1.300 người, các tỉnh miền Trung là 3.500 người...”, đại diện đại diện Ban Quản lý các Khu Chế xuất, Khu Công nghiệp Thành phố chia sẻ.

Phần lớn doanh nghiệp tại các Khu Chế xuất, Khu Công nghiệp đều chăm lo khá tốt, kể cả trong thời gian giãn cách xã hội kéo dài hơn 4 tháng để giữ chân người lao động. Nhiều doanh nghiệp vẫn giữ nguyên mức lương cơ bản với công nhân, người lao động không thể đi làm trong những ngày này hoặc hỗ trợ tiền ăn bình quân 100.000 đồng/người/ngày giúp họ vượt qua khó khăn.

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Pouyuen Việt Nam, dù có số lượng công nhân lao động lớn nhất thành phố (tại thời điểm tháng 4/2021 có khoảng 56.000 người lao động) cũng chi trả bằng trả 50% mức lương tối thiểu vùng, tương đương 85.000 đồng/ngày/người trong suốt thời gian tạm ngừng do yêu cầu giãn cách xã hội.

Ban Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Pouyuen Việt Nam cho biết, đến thời điểm hiện tại chưa ghi nhận đánh giá nghiêm trọng về việc thiếu hụt lao động. Tới đây, thêm số lao động tại tỉnh Tiền Giang, Bến Tre… trở lại làm việc, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp sẽ khôi phục hoàn toàn.

Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.