Trong một phán quyết hôm thứ Sáu, Tòa án Tối cao Ấn Độ đã bác đơn kháng cáo của một nhà máy lọc dầu để duy trì một bức tường trong hành lang di cư của loài voi tại Khu bảo tồn Deopahar ở thành phố Golaghat, vùng cực đông bắc Ấn Độ.
Theo các báo cáo và nghiên cứu từ các nhóm môi trường và các tổ chức động vật hoang dã, việc xây dựng trái phép đã diễn ra trong một khu vực rừng rậm, bức tường đã cản trở sự di cư của loài voi và các động vật hoang dã khác.
Khi bác đơn của công ty lọc dầu thuộc sở hữu nhà nước Numaligarh Refasher Ltd, các thẩm phán Ấn Độ lưu ý rằng "Loài voi được ưu tiên trên hết trong khu rừng".
Một vụ kiện nhằm kêu gọi phá hủy bức tường lần đầu tiên đã diễn ra sau cái chết của một con voi đực 7 tuổi vào tháng 5 năm 2015 do "xuất huyết nghiêm trọng" sau khi nó cố gắng đập vỡ bức tường của nhà máy lọc dầu.
Các nhà môi trường đã ghi lại nhiều trường hợp loài voi cố gắng vượt qua bức tường chắn ngang lối di cư của chúng mà nhà máy lọc dầu đã đặt hàng rào trái phép.
Theo các nhà nghiên cứu động vật trong khu vực, các bức tường - được xây dựng trong khu vực được tuyên bố vào năm 1996 bởi Bộ Môi trường, Rừng và Biến đổi khí hậu là "Khu vực không phát triển", đã ngăn chặn sự di cư của các loài động vật và gây nguy hiểm cho sinh kế của chúng.
Một tòa án khu vực đã cho phép nhà máy lọc dầu mở rộng một phần nhỏ bức tường vào năm 2016. Các nhóm bảo vệ môi trường và người dân địa phương sau đó đã hợp tác để đấu tranh thành công cho việc phá hủy toàn bộ bức tường.