Toàn cảnh vụ sân Golf Đồi Cù – Bài 1: Ai là chủ nhân của công trình sai phạm?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong diễn biến lùm xùm liên quan đến dự án sân Gofl Đồi Cù (TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng), danh xưng Á hậu Dương Trương Thiên Lý nổi lên khiến dư luận càng sục sôi.
Toàn cảnh vụ sân Golf Đồi Cù – Bài 1: Ai là chủ nhân của công trình sai phạm?

Á hậu Dương Trương Thiên Lý nắm giữ 78% vốn góp

Tiền thân của công ty cổ phần Hoàng Gia ĐL là công ty Đà Lạt. Sau 11 lần thay đổi giấy chứng nhận đầu tư, công ty Đà Lạt chuyển đổi thành công ty cổ phần Khu nghỉ mát Đà Lạt, rồi tiếp đó đổi tên thành công ty cổ phần Hoàng Gia ĐL. Cơ cấu cổ đông của chủ đầu tư cũng có nhiều thay đổi và dự án đã được điều chỉnh.

Hiện nay, công ty cổ phần Hoàng Gia ĐL có 3 cá nhân tại TP.HCM sở hữu 100% vốn góp tại công ty. Cụ thể, bà Dương Trương Thiên Lý (SN 1989) nắm giữ 78% vốn góp, bà Nguyễn Thị Kim Phượng (SN 1971) nắm 21% vốn góp và ông Trần Ngọc Nhật nắm giữ 1% vốn góp.

Gần đây nhất, dự án Khu nghỉ mát Đà Lạt tại khách sạn Dalat Palace được bổ sung thêm dịch vụ lưu trú ngắn ngày, dịch vụ karaoke và hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài. Thời điểm này, tổng mức đầu tư dự án tăng lên 875 tỷ đồng. Trong đó, 848 tỷ đồng vốn góp của ba cá nhân nói trên và 27 tỷ đồng từ vốn vay.

Dự án Khu nghỉ mát Đà Lạt được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào tháng 8/1991 có chủ đầu tư là công ty TNHH Khu nghỉ mát Đà Lạt.

Theo chấp thuận đầu tư ban đầu, dự án Khu nghỉ mát Đà Lạt có quy mô 71,5 ha với tổng vốn đầu tư 842 tỷ đồng, thời hạn hoạt động dự án 50 năm, tính từ tháng 8/1991.

Chủ đầu tư được UBND tỉnh Lâm Đồng cho thuê đất để đầu tư cải tạo và nâng cấp các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong phạm vi sân golf quốc tế 18 lỗ. Địa chỉ dự án tọa lạc tại số 1 Phù Đổng Thiên Vương (TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng). Khách sạn Dalat Palace và khách sạn Du Parc Dalat có vị trí lần lượt tại số 27A và số 27B Trần Hưng Đạo (TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng).

Đất rừng phòng hộ rơi vào tay tư nhân

Trong giai đoạn 2008-2011, UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục ban hành 2 quyết định cho công ty Đà Lạt thuê đất để thực hiện dự án. Quy mô dự án được điều chỉnh từ 71,5 ha xuống còn 62,4 ha. Theo đó, có 0,32 ha là đất thương mại dịch vụ, 32,5 ha đất sân golf và 29,59 ha đất rừng phòng hộ nội ô.

Đến năm 2013, công ty Đà Lạt bị thâu tóm bởi công ty Danao Limited của doanh nhân người Thái Lan Yun Praset. Tháng 11/2013, công ty Danao Limited tiếp tục thay đổi giấy chứng nhận lần thứ ba và có 4 cá nhân được ủy quyền đại diện phần vốn góp tại công ty Đà Lạt. Cụ thể, ông Yun Praset đại diện 32,451% vốn góp; ông Phan Đạo với 24,045% vốn góp; ông Ngô Quang Hùng với 19,925% vốn góp và ông Dương Đình Khoa với 24,579% vốn góp.

Tháng 9/2022, Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng xác định, vốn góp nhà đầu tư tại thời điểm tính đến ngày 31/12/2021 của doanh nghiệp này là 848 tỷ đồng. Về vốn huy động, công ty cổ phần Hoàng Gia ĐL vay 3.352 tỷ đồng để thực hiện dự án. Tính đến tháng 8/2022, chủ đầu tư đã sử dụng 27,6 tỷ đồng để triển khai xây dựng.

Toàn cảnh vụ sân Golf Đồi Cù – Bài 1: Ai là chủ nhân của công trình sai phạm? ảnh 1

Lực lượng cưỡng chế công trình sai phạm tại dự án sân Golf Đồi Cù vào sáng ngày 17/7/2024.

Để được điều chỉnh dự án Khu nghỉ mát Đà Lạt, công ty cổ phần Hoàng Gia ĐL phải đảm bảo huy động vốn thêm 3.324,4 tỷ đồng. Và đến tháng 9/2022, một ngân hàng đã ban hành 2 văn bản đồng ý xem xét cấp tín dụng cho công ty cổ phần Hoàng Gia ĐL lần lượt ở hạn mức 1.655 tỷ đồng và 1.670 tỷ đồng. Cụ thể, khoản tín dụng 1.670 tỷ đồng được cấp vào mục đích đầu tư xây dựng Khu nghỉ mát Đà Lạt và công viên giải trí chuyên đề, bãi đậu xe kết hợp trung tâm thương mại ngầm.

Đến tháng 02/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có quyết định chấp thuận điều chỉnh dự án lần thứ 11 cho công ty cổ phần Hoàng Gia ĐL. Vì vậy, tổng vốn đầu tư dự án là 2.050 tỷ đồng; gồm, 848 tỷ đồng vốn góp và 1.202 tỷ đồng vốn vay.

Nguy cơ thất thoát ngân sách nhà nước do chênh lệch giá đất rừng phòng hộ

Tháng 7/2024, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quyết định thu hồi, hủy bỏ quyết định số 2068 ngày 16/9/2016 về việc điều chỉnh tên chủ sử dụng đất, diện tích đất đã cho công ty TNHH Khu nghỉ mát Đà Lạt thuê tại các quyết định được ban hành vào năm 2008 và 2011 ở sân golf Đồi Cù. Lý do, thời điểm năm 2016, việc khoanh định diện tích 29,59 ha trồng cây thông trong sân golf Đồi Cù thành rừng phòng hộ nội ô là chưa đảm bảo quy trình, thủ tục quy định.

Theo quyết định 2068 ngày 16/9/2016, tên chủ sử dụng đất được điều chỉnh từ công ty TNHH Khu nghỉ mát Đà Lạt thành công ty cổ phần Hoàng Gia ĐL. Tổng diện tích đất cho doanh nghiệp thuê tại sân golf Đồi Cù hơn 62,4 ha với mục đích sử dụng đất điều chỉnh thành đất thương mại dịch vụ 3.212 m2; đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao 32,5 ha; đất rừng phòng hộ nội ô 29,59 ha. UBND tỉnh Lâm Đồng giao các sở ngành liên quan xác định lại đơn giá thuê đất cũng như điều chỉnh hồ sơ đất đai theo quyết định 2068.

UBND tỉnh cũng đã ban hành văn bản 5805 để thu hồi và hủy bỏ văn bản số 4134 ngày 20/7/2016 về việc chuyển diện tích 29,59 ha rừng trồng thông năm 1993 thành rừng phòng hộ nội ô Đà Lạt. Do đó, với các văn bản và quyết định thu hồi trên, đất rừng trồng thông trong sân golf Đồi Cù sẽ không còn là đất rừng phòng hộ nội ô.

UBND tỉnh Lâm Đồng giao Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng phối hợp với các sở ngành liên quan rà soát, truy thu nghĩa vụ tài chính về tiền thuê đất để không thất thoát ngân sách nhà nước do chênh lệch giá đất rừng phòng hộ nội ô với các loại đất khác từ ngày 16/9/2016 đến nay.

Ngày 12/7/2024, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành văn bản số 5805/UBND-LN về việc thu hồi, hủy bỏ văn bản số 4134/UBND-LN ngày 20/7/2016 của UBND tỉnh.

Nội dung văn bản này nêu rõ, xét văn bản số 1504/SNN-KL ngày 02/7/2024, về kết quả rà soát việc ban hành các văn bản của UBND tỉnh; thực hiện chỉ đạo của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh tại văn bản số 1763-CV/BCS ngày 11/7/2024 về việc báo cáo rà soát một số dự án liên quan đến rừng qua kiểm tra của Đoàn Kiểm tra số 1368 - Ủy ban Kiểm tra Trung ương;

UBND tỉnh quyết định thu hồi, hủy bỏ văn bản số 4134/UBND-LN ngày 20/7/2016 của UBND tỉnh về việc chuyển diện tích 29,59 ha rừng trồng thông năm 1993 trong sân Golf Đà Lạt đã đạt tiêu chí thành rừng vào rừng phòng hộ nội ô Đà Lạt, như đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 1504/SNN-KL ngày 02/7/2024.

UBND tỉnh đề nghị các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng; UBND TP.Đà Lạt và các cơ quan, đơn vị liên quan; căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật hiện hành có trách nhiệm lập đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định.

Bài 2: Trách nhiệm thuộc về ai?

TIN LIÊN QUAN
Thủ đô Hà Nội mưa to đến rất to, gió giật cấp 9-11
Thủ đô Hà Nội mưa to đến rất to, gió giật cấp 9-11
(Ngày Nay) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng 7/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 11, giật cấp 13; đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 6, giật cấp 10; khu vực Móng Cái (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; Cửa Ông (Quảng Ninh) cấp 7, giật cấp 8.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024
(Ngày Nay) - Sáng 7/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024 để thảo luận, cho ý kiến đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Công ty Cổ phần VNG phát đi thông báo liên quan đến thông tin lực lượng công an đến trụ sở ngày 6/9.
VNG bổ nhiệm Quyền Tổng Giám đốc giữa “giông bão”
(Ngày Nay) - Đêm qua (6/9/2024), Công ty Cổ phần VNG phát đi thông báo liên quan thông tin lực lượng công an đến trụ sở vào sáng cùng ngày. Sự kiện xảy ra chỉ vài ngày trước sinh nhật lần thứ 20 của doanh nghiệp này.
Bùng phát dịch bệnh lưỡi xanh ở Na Uy
Bùng phát dịch bệnh lưỡi xanh ở Na Uy
(Ngày Nay) - Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) ngày 6/9 thông báo, Na Uy vừa ghi nhận một ổ dịch bệnh lưỡi xanh tại một trang trại chăn nuôi cừu ở miền Nam nước này.