Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 38 về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới"

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới" (Chỉ thị số 38).
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dự và chỉ đạo Hội nghị có ông Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38; Bí thư Ban Cán sự Đảng, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh.

Hệ thống chính trị và người dân cùng vào cuộc

Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cho biết, ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai Chỉ thị số 38 đồng bộ từ Trung ương đến địa phương; phổ biến quán triệt nội dung của Chỉ thị tới từng đảng viên, công chức, viên chức và người lao động. Toàn ngành đã hoàn thành các nhiệm vụ được Ban Bí thư giao.

Nắm bắt rõ những vướng mắc trong tổ chức, thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thường xuyên chủ động đánh giá tình hình thực hiện chính sách; đánh giá tác động của các vướng mắc, bất cập trong quá trình thực thi để kịp thời đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật bảo hiểm y tế phù hợp. Cùng với đó, ngành phối hợp chặt chẽ với các ban của Đảng (đặc biệt là Ban Tuyên giáo Trung ương); các bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan thông tấn báo chí từ Trung ương đến địa phương… để tuyên truyền phổ biến Chỉ thị số 38 và chính sách bảo hiểm y tế tạo sự ủng hộ, đồng thuận của toàn xã hội trong suốt quá trình xây dựng, hoàn thiện và thực thi chính sách.

Diện bao phủ bảo hiểm y tế đã tăng nhanh và phát triển bền vững. Trước khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 38, năm 2008, toàn quốc chỉ có 39,7 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, đạt 46,1% dân số. Đến năm 2023, cả nước đã có hơn 93,3 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2008, đạt 93,35% dân số, tiệm cận với mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân.

Hằng năm, bình quân có trên 150 triệu lượt người khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế với số tiền quỹ bảo hiểm y tế chi trả trên 100 nghìn tỷ đồng. Hệ thống khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế được tổ chức tốt từ trung ương đến địa phương, bao gồm các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân, đã tạo thuận lợi giúp người dân tiếp cận và sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Theo Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh, công tác giám định, thanh tra, kiểm tra: đã có những thay đổi tích cực, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế. Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tăng cường chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố phối hợp với sở, ban, ngành tại địa phương thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm chống lạm dụng, trục lợi Quỹ bảo hiểm y tế và đảm bảo tốt quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế. Qua đó, đã phát hiện nhanh chóng, kịp thời các trường hợp có dấu hiệu lạm dụng hoặc sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế không hợp lý, góp phần giảm chi Quỹ hàng nghìn tỷ đồng.

Hiện nay, người dân có thể sử dụng đa nền tảng khi đi khám, chữa bệnh bằng căn cước công dân, ứng dụng VssID - bảo hiểm xã hội số, ứng dụng định danh điện tử VNeID. Với việc triển khai khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân, người bệnh bảo hiểm y tế chỉ cần sử dụng căn cước công dân để làm thủ tục khám, chữa bệnh, giúp đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian cho cả người bệnh và cán bộ y tế, cơ quan Bảo hiểm xã hội cũng tiết kiệm được chi phí in ấn và phát hành thẻ bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang thí điểm xác thực thông tin sinh trắc trên căn cước công dân gắn chip trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Qua đó giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người tham gia.

"Những kết quả nêu trên về công tác bảo hiểm y tế không phải của riêng ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam mà là kết quả của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc quyết liệt của cả cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị xã hội từ Trung ương đến địa phương", Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh nhấn mạnh.

Tiếp tục phát triển chính sách bảo hiểm y tế bền vững, hiệu quả

Tại Hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã nêu những kết quả tích cực trong triển khai, thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW; cho rằng, Chỉ thị đã phát huy hiệu quả tích cực trong việc tạo chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của cán bộ, đảng viên, các cấp, các ngành cũng như người dân trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế nói riêng và chính sách an sinh xã hội của đất nước nói chung.

Các đại biểu đề xuất Ban Bí thư tiếp tục ban hành văn bản mới về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế để phù hợp trong tình hình mới. Quốc hội tăng cường hơn nữa việc giám sát quá trình thực thi pháp luật về bảo hiểm y tế tại các địa phương, doanh nghiệp; sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các quy định pháp luật về bảo hiểm y tế, đặc biệt là sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế phù hợp với tinh thần của Chỉ thị 38 và các nghị quyết của Trung ương, đảm bảo nguyên tắc cộng đồng, chia sẻ và công bằng trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Đối với Chính phủ, tiếp tục giao chỉ tiêu phát triển người tham gia bảo hiểm y tế và dự toán chi khám, chữa bệnh hằng năm, là một trong các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của địa phương. Ban hành chế tài xử lý đối với các trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh vi phạm hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế…

Phát biểu chỉ đạo, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Thanh Mai ghi nhận những kết quả đạt được của Ban cán sự Đảng và ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thực hiện Chỉ thị số 38 thời gian qua.

Ông Vũ Thanh Mai đề nghị, thời gian tới, Ban cán sự Đảng và công chức, viên chức toàn ngành tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, trong đó phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Tuyên giáo các cấp đẩy mạnh công tác truyền thông để mỗi người dân, doanh nghiệp, hộ gia đình đều thấy rõ quyền lợi thiết thực khi tham gia bảo hiểm y tế, từ đó hình thành ý thức tự nguyện, tự giác tham gia. Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định, chính sách về bảo hiểm y tế tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, đồng thời nâng cao tinh thần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn kinh phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Bên cạnh đó, cơ quan Bảo hiểm xã hội các cấp cần chủ động nghiên cứu, tham mưu với cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo hiểm y tế; kịp thời đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện, đẩy nhanh tiến độ thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả, ngăn ngừa, chống lạm dụng quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và đảm bảo tốt quyền lợi bảo hiểm y tế của người tham gia.

Ông cũng đề nghị, Ban Tuyên giáo các Tỉnh ủy, Thành ủy tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan Bảo hiểm xã hội, Sở Y tế các tỉnh trong thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương về chính sách bảo hiểm y tế; tham mưu Tỉnh ủy, Thành ủy chỉ đạo thực hiện đạt các mục tiêu về tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế, phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ bao phủ đạt 95% dân số.

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.