Tổng thống Mỹ D.Trump yêu cầu điều chỉnh gói cứu trợ COVID-19

0:00 / 0:00
0:00

Ngày 22/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký dự luật chi tiêu tạm thời để kéo dài hoạt động của các cơ quan của Mỹ thêm một tuần, tuy nhiên tuyên bố sẽ không thông qua gói cứu trợ COVID-19 trị giá gần 900 tỷ USD mà Quốc hội vừa thông qua nếu dự luật này không được điều chỉnh.

Tổng thống Mỹ D.Trump yêu cầu điều chỉnh gói cứu trợ COVID-19

Thông báo của Nhà Trắng cho biết, các nhà lập pháp Mỹ đã đề nghị cấp ngân sách cho các cơ quan liên bang đến hết ngày 28/12 để hoạt động của chính phủ không bị gián đoạn.

Liên quan đến gói cứu trợ COVID-19, trong một tuyên bố qua video được đăng tải trên mạng xã hội Twitter, ông Trump cho biết sẽ từ chối ký nếu như dự luật được chuyển đến ông vẫn giữ nguyên các nội dung như hiện nay.

Ông Trump nêu rõ: "Đó thực sự là một sự hổ thẹn. Tôi sẽ yêu cầu Quốc hội sửa đổi dự luật này và tăng trợ cấp, từ mức thấp đến nực cười là 600 USD hiện nay lên thành 2.000 USD hay 4.000 USD cho mỗi cặp vợ chồng. Tôi cũng sẽ yêu cầu Quốc hội ngay lập tức loại bỏ những điều khoản lãng phí và không cần thiết khỏi dự luật này và chỉ gửi tôi một dự luật phù hợp".

Theo giới phân tích, Quốc hội khó thực hiện yêu cầu của ông Trump trước khi ngân sách tạm thời hiện nay hết hạn vào ngày 28/12. Trong trường hợp ông Trump phủ quyết dự luật, có thể Quốc hội, với sự đồng thuận của 2 đảng, sẽ dùng tới quyền phủ quyết quyết định của Tổng thống để không phải một lần nữa bỏ phiếu về dự luật chi tiêu tạm thời duy trì ngân sách hoạt động cho chính phủ.

Gói cứu trợ gần 900 tỷ USD nói trên là một phần trong dự luật ngân sách bao trùm với tổng giá trị 2.300 tỷ USD tài trợ cho hoạt động của các cơ quan chính phủ Mỹ trong năm tài chính 2021 (kết thúc ngày 30/9/2021), cũng như hỗ trợ cho nền kinh tế đang phải chịu tác động nặng nề của đại dịch COVID-19.

Theo đề xuất của gói tài chính cứu trợ COIVD-19, mỗi người dân Mỹ với thu nhập dưới 75.000 USD/năm hoặc các cặp vợ chồng có thu nhập dưới 150.000 USD/năm sẽ được hỗ trợ 600 USD/người. Ngoài ra, mỗi thành viên phụ thuộc dưới 18 tuổi trong cùng một hộ gia đình cũng được nhận 600 USD. Những người có thu nhập từ 99.000 USD/năm trở lên sẽ không được nhận trợ cấp.

Mặc dù hoan nghênh gói cứu trợ nhưng nhiều nhóm vận động trong Quốc hội cho rằng khoản tiền trên là không đủ để giúp đỡ những người Mỹ đang phải vật lộn với cuộc sống trong nhiều tháng, thậm chí gói cứu trợ này chưa thể đến được tay nhiều người. Các nhóm trên kêu gọi Tổng thống đắc cử Joe Biden có thêm chính sách hỗ trợ khi ông chính thức bước vào Nhà Trắng. Về phần mình, ông Biden tuyên bố sẽ yêu cầu Quốc hội thông qua thêm một gói cứu trợ nữa sau khi ông nhậm chức đầu năm sau.

Theo TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.