Tổng thống Philippins tố Trung Quốc trì hoãn hoàn tất COC

Khi được hỏi ai đang kéo dài việc hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC), Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vừa nói “đó có thể là Trung Quốc. Không ai khác cho thể bắt chúng ta chờ”.
Ông Duterte trong cuộc trả lời phỏng vấn hôm 8/8. (Ảnh: Rappler)
Ông Duterte trong cuộc trả lời phỏng vấn hôm 8/8. (Ảnh: Rappler)

Ông cho biết một lý do cho chuyến thăm sắp tới của ông đến Trung Quốc là thúc giục hoàn tất COC.

“Đó là lý do tôi đến đó. Họ đang trì hoãn nó và nó gây ra quá nhiều vụ việc, một ngày nào đó sẽ xảy ra sai lầm và sẽ khó quay lại”, ông Duterte nói hôm 8/8 trong cuộc trả lời phỏng vấn các phóng viên tại Manila.

Khi được hỏi có ý gì khi dùng từ “họ”, ông Duterte nói: “Đó có thể là Trung Quốc. Không ai có thể bắt chúng ta chờ”.

COC là bộ quy tắc hoặc hướng dẫn ứng xử mà Trung Quốc và các nước Asean đang đàm phán nhằm tránh nguy cơ nổ ra xung đột trên biển Đông.

Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) được ký giữa Asean và Trung Quốc năm 2002 để mở đường cho đàm phán COC.

Trung Quốc bị cho là đang cố tình trì hoãn COC. Đến tận năm 2017, phần khung của văn bản này mới được thống nhất, khi Philippines đang làm chủ tịch Asean.

Ông Duterte nói hôm 8/8 rằng ông sẽ nêu vấn đề COC với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm sắp tới đến Trung Quốc. Văn phòng tổng thống Philippines cho biết chuyến thăm có thể diễn ra vào cuối tháng 8.

Phát ngôn viên tổng thống, ông Salvador Panelo vài ngày trước nói rằng ông Duterte sẽ có cuộc nói chuyện riêng với ông Tập.

Nhà lãnh đạo Philippines trước đó thể hiện “thất vọng” về COC tại thượng đỉnh Asean vào tháng 6 vừa qua tại Thái Lan.

Ông Duterte cảnh báo rằng COC càng bị kéo dài thì càng có nguy cơ xảy ra các sự cố và tính toán sai lầm trên biển Đông.

Văn phòng tổng thống Philippines vài ngày trước còn cho biết ông Duterte trong chuyến thăm Trung Quốc sắp tới sẽ nêu lại phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về vụ kiện biển Đông năm 2016. Ông Duterte hôm qua nhấn mạnh ông ủng hộ phán quyết lịch sử này.

“Chúng ta không thể chấp nhận điều đó (những yêu sách của Trung Quốc). Chúng ta không được phép chấp nhận việc Trung Quốc sở hữu nó (biển Tây Philippines, tức biển Đông) bởi vì có phán quyết”, ông nói.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này cũng có kế hoạch sẽ thảo luận về đề xuất cùng khai thác trên biển Đông với Trung Quốc. Ông nói ông ủng hộ tỷ lệ chia 60-40%, được cho là do Bắc Kinh đề xuất.

“Và họ đề xuất tỷ lệ 60-40. Cái đó ok với tôi”, ông nói, và cho biết 60% dành cho Philippines.

Nhưng làm cách nào để hai nước thỏa thuận được với nhau ở khu vực mà cả hai đều đòi chủ quyền?

Ông Duterte nói rằng có cách hợp tác khai thác tài nguyên mà không cần nhượng bộ về yêu sách chủ quyền.

“Tôi quan tâm nhất đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, nếu điều đó không động đến việc ai thực sự sở hữu, “, ông nói.

Phó Chánh án Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio trước đó cảnh báo chính quyền Duterte cẩn trọng khi ký bất kỳ thỏa thuận dầu khí nào với Trung Quốc.

Tháng 11 năm ngoái, 2 nước ký biên bản ghi nhớ về khai thác dầu khí chung. Ông Carpio nói rằng MOU đó “an toàn” vì hoạt động khai thác chung được triển khai bằng hợp đồng dịch vụ, trong đó khẳng định rõ ràng quyền chủ quyền của Philippines trong những khu vực khai thác.

Theo Tiền Phong
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.