Luật mới sẽ cho phép các cơ quan có thẩm quyền liệt kê các phương tiện truyền thông nước ngoài là "các cơ quan đại diện nước ngoài" và buộc các cơ quan đó phải báo cáo các hoạt động, cung cấp thông tin về thành phần quản lý cũng như báo cáo chi tiêu. Đây được xem là hành động đáp trả lại việc trước đó Mỹ đã gây áp lực “không chấp nhận” được đối với giới truyền thông Nga.
Một bản sao của luật đã được xuất bản trên cơ sở dữ liệu pháp luật trực tuyến của chính phủ Nga vào thứ bảy và sẽ có hiệu lực kể từ ngày công bố.
Động thái của Nga chống lại các phương tiện truyền thông Mỹ được đánh giá là hành động đáp trả lại những cáo buộc của Mỹ cho rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống 2016.
Tổng thống Nga Vladimir Putin |
Trước đó các quan chức tình báo Mỹ đã buộc tội Kremlin sử dụng các tổ chức truyền thông Nga để gây ảnh hưởng đến cử tri Mỹ và Washington yêu cầu chi nhánh của RT tại Mỹ phải trở thành “cơ quan đại diện nước ngoài”.
Kremlin đã nhiều lần phủ nhận việc can thiệp vào cuộc bầu cử và cáo buộc các hạn chế đối với các đài phát thanh Nga tại Mỹ là một cuộc tấn công vào tự do ngôn luận.
Bộ Tư pháp Nga tuần trước đã công bố danh sách 9 hãng tin tức Mỹ có thể bị liệt vào danh sách “cơ quan đại diện nước ngoài”.
Theo Reuters