Tổng thống Trump: Vật tế thần của các mạng xã hội

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Từ lâu, các ông lớn như Facebook, Google và Twitter đã vì lợi nhuận mà làm ngơ cho chủ nghĩa cực đoan có môi trường lan tỏa trên không gian mạng. Nhưng khi hậu quả ập tới, các nền tảng này dễ dàng "phủi tay" bằng cách đổ trách nhiệm lên đầu một cá nhân.
Tổng thống Trump: Vật tế thần của các mạng xã hội

Ngay sau khi vụ bạo động nổ ra tại Điện Capitol, ông Bennie Thompson, chủ tịch ủy ban an ninh nội địa Hạ viện Mỹ phải thốt lên: “Các tập đoàn công nghệ phải thông báo lệnh cấm vĩnh viễn tài khoản của ông Trump".

Chưa cần tới khi ông Thompson lên tiếng, Facebook, Google và Twitter đã ra tay hành động, bằng cách phong tỏa các tài khoản của Tổng thống Mỹ khỏi nền tảng của họ.

Việc các mạng xã hội ra tay quyết đoán như lần này đã khiến dư luận hướng mũi dùi vào ông Trump mà quên đi sự thật rằng ai mới là người thao túng cuộc chơi truyền thông.

Nước đi này cũng khiến đám đông quên mất rằng chính sự thống trị và mô hình kinh doanh của những Facebook, Twitter và Google đã tiếp tay cho các thuyết âm mưu, thông tin giả và chủ nghĩa cực đoan tiếp cận hàng triệu người.

Trump không phải là người đầu tiên bị các ông lớn truyền thông hạ bệ và chắc chắn cũng không phải là người cuối cùng. Chính quyền lực của vị Tổng thống này đã được khuếch đại bởi một hệ sinh thái thông tin mục ruỗng do Google, Facebook và những ông trùm truyền thông như Rupert Murdoch tạo ra.

Những người đổ về Điện Capitol hôm 6/1 thực sự tin rằng họ đang ngăn cản hoạt động lật đổ nền dân chủ Mỹ bởi toàn bộ hệ sinh thái thông tin trên mạng đã khuyến khích họ coi thường bất kỳ thể chế chính trị hoặc truyền thông nào đi ngược ý họ.

Hệ sinh thái thông tin sai lệch, chủ nghĩa cực đoan, bảo thủ sẽ không biến mất dù Trump và những người ủng hộ ông có bị "cách ly". Đó là bởi Facebook và Google có thể thu về hàng tỷ USD bằng cách thúc đẩy những yếu tố trên.

Để hiểu lý do tại sao, các nhà hoạch định chính sách phải nhận ra những lựa chọn cho phép sự nảy nở của các mô hình kinh doanh độc hại nhưng cực kỳ sinh lợi này.

Trước đây, nền truyền thông Mỹ luôn khuyến khích báo chí địa phương hóa và hệ thống phân phối thông tin trung lập, bắt đầu với hệ thống các tờ Bưu điện (The Post) vào năm 1791. Nhưng kể từ những năm 1970, các nhà hoạch định chính sách đã thay đổi triết lý để khuyến khích việc hợp nhất các tòa soạn.

Họ đã thay đổi các quy tắc xung quanh thị trường quảng cáo, xuất bản và phân phối thông tin, làm suy yếu luật chống độc quyền, giết chết các biện pháp bảo vệ quan trọng như Học thuyết Công bằng và thông qua Đạo luật Viễn thông năm 1996, đạo luật này đã nâng giới hạn sở hữu phương tiện truyền thông địa phương và mở ra một làn sóng mua bán và sáp nhập.

Chính phủ Mỹ cũng ban hành Mục 230 của Đạo luật về khuôn phép trong giao tiếp, một điều khoản ngày nay cho phép các nền tảng công nghệ thoát khỏi trách nhiệm pháp lý đối với nội dung bất hợp pháp trên nền tảng của họ. Trong 20 năm qua, các nhà hoạch định chính sách đã cho phép Google và Facebook triển khai toàn bộ không gian truyền thông và quảng cáo kỹ thuật số bằng cách cho phép hàng trăm vụ hợp nhất mà không gặp một thách thức nào.

Kết quả thực sự là hai ông lớn Facebook và Google đã thống trị mảng truyền thông trực tuyến, thu lợi nhuận bằng cách bán quảng cáo dựa bất kể nội dung cực đoan, kích động hận thù và chia rẽ, vốn dễ thu hút nhiều tầng lớp Mỹ.

Để làm cho vấn đề tồi tệ hơn, Facebook và Google cũng đã giết chết các tổ chức ủng hộ xã hội, chẳng hạn như báo chí địa phương, bằng cách chuyển hướng doanh thu quảng cáo cho chính các tòa soạn. Hơn 25% các tờ báo của Mỹ đã biến mất trong 15 năm qua, nhiều tờ báo trở thành những “tờ báo ma” do mất đi khả năng thu thập tin tức.

Thế chỗ các tòa báo là những nhóm cực đoan như QAnon, vốn được các nền tảng mạng xã hội đẩy mạnh tầm ảnh hưởng để thu lợi nhuận. Kết quả khảo sát cho thấy Google đã cung cấp dịch vụ quảng cáo cho 86% các trang web đăng tải các nội dung hoặc thuyết âm mưu về đại dịch COVID-19.

Đây không còn là vấn đề của riêng nước Mỹ: Facebook, với giao diện được thiết kế để tối đa hóa sự tương tác, đã giúp thúc đẩy các cuộc bạo động ở Ấn Độ, Sri Lanka và Myanmar,...

Nói cách khác, chủ nghĩa cực đoan trên mạng xã hội sẽ không biến mất với sự "bốc hơi" của ông Trump, bởi việc cung cấp các nội dung độc hại, gây nghiện khiến người xem chú ý đến quảng cáo luôn là trọng tâm kinh doanh của các ông lớn. Tổng thống Trump hiện không còn là nhà cung cấp các nội dung cực đoan hàng đầu như trước, nhưng chắc chắn sẽ có những cái tên mới lấp đầy vào khoảng trống, với sự thúc đẩy từ Facebook và Google.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden và Quốc hội mới có thể giải quyết nan đề song sinh về tình trạng độc quyền và động cơ lợi nhuận bằng cách quay trở lại khuôn khổ chính sách truyền thống về cạnh tranh bình đẳng, mạng lưới thông tin trung lập và mô hình kinh doanh cung cấp thông tin địa phương tạo ra nhiều tiếng nói.

Việc phá bỏ tình trạng "cá lớn nuốt cá bé" trong giới công nghệ buộc các ông lớn phải cạnh tranh giành giật người dùng dựa trên quyền riêng tư và an toàn dữ liệu, như cách Facebook từng phải làm khi mới xuất hiện vào đầu những năm 2000. Việc áp đặt tính trung lập, cũng như các quy tắc chống phân biệt đối xử, sẽ chấm dứt sự chuyên chế của các thuật toán đẩy chúng ta đến trạng thái kích động.

Mới đây, 48 bang ở Mỹ đã đệ đơn kiện Google và Facebook, tìm cách chia nhỏ các công ty này, và chính quyền Biden cũng như các nhà lập pháp tại Điện Capitol dường như đã nhận thức được vai trò nguy hiểm của các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là Facebook và Google, trong bối cảnh xã hội Mỹ đang bị chia rẽ nghiêm trọng.

Nhưng cho đến khi chính giới Mỹ nhận ra rằng những ông trùm công nghệ đang kiếm được hàng tỷ USD bằng cách gặm nhấm nền dân chủ Mỹ, thì những thảm họa như hôm 6/1 sẽ còn tái diễn.

Việc ông Trump bị "tẩy chay" bởi Facebook và Twitter có thể khiến nhiều người cảm thấy mãn nguyện và giúp ngăn chặn các hành vi nguy hiểm trong ngắn hạn. Nhưng nền dân chủ của nước Mỹ chỉ có thể được cứu rỗi khi các nhà lập pháp tái cấu trúc hệ thống truyền thông.

Theo The Guardian
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự "đảo chiều" trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
(Ngày Nay) - Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.