TP.HCM chuẩn bị tốt cho bậc mầm non, tiểu học trở lại trường

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Lãnh đạo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cùng Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) đã thành lập 3 đoàn kiểm tra tình hình thực tế việc triển khai an toàn phòng, chống dịch COVID-19 tại các trường mầm non và tiểu học trên địa bàn.
TP.HCM chuẩn bị tốt cho bậc mầm non, tiểu học trở lại trường

Qua đánh giá thực tế, các đoàn kiểm tra ghi nhận sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các trường để đón các em học sinh trở lại.

Tại Quận 3, đoàn kiểm tra do Phó Giáo sư, Tiến sỹ, bác sỹ Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra trường Mầm non Thành phố Hồ Chí Minh và trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn.

Tại 2 điểm trường đều ghi nhận chuẩn bị đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, bao gồm bố trí khu vực đo thân nhiệt ngay tại cổng trường; trang bị bồn rửa tay, xà phòng và nước sát khuẩn tay nhanh; lớp học thông thoáng, được lau dọn sạch sẽ và chuẩn bị khẩu trang cho các em học sinh.

Ở 2 điểm trường, kế hoạch đón học sinh đi học, phương án xử lý khi trẻ có dấu hiệu sốt, ho, khó thở cũng đã sẵn sàng. Trong tình huống trẻ có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, nhân viên y tế của trường sẽ báo ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 để được hỗ trợ xử lý theo đúng hướng dẫn của Sở Y tế. Trong buổi làm việc, Đoàn đã đi kiểm tra từng phòng học, phòng cách ly của trường.

Ngoài ra, tại các trường học trên địa bàn Quận 3, việc khai báo y tế cho trẻ cũng như các thông tin về phòng, chống dịch COVID-19 sẽ được gửi đến cha mẹ học sinh thông qua ứng dụng “Lớp học xanh”.

Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh Tăng Chí Thượng đánh giá công tác tổ chức của các trường được thực hiện nghiêm theo hướng dẫn, đồng thời nhấn mạnh và hướng dẫn kỹ việc xác định chính xác các trường hợp F1 cho trẻ ở lứa tuổi tiểu học và mầm non.

Trên địa bàn Quận 1, đoàn kiểm tra tại 1 trường tiểu học và 1 trường mầm non. Qua quá trình kiểm tra, các trường trên địa bàn đều đã lên phương án an toàn phòng, chống dịch, tuân thủ nghiêm hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 trong nhà trường của Bộ Y tế và Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành.

Tại đây, bác sỹ Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cũng khuyến cáo nhà trường cần tận dụng tối đa ánh sáng và thông khí tự nhiên để đảm bảo tăng luồng không khí sạch từ ngoài vào. Nhà trường cần đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp phòng dịch, xử trí kịp thời khi phát hiện ca nhiễm hoặc nghi nhiễm đến giáo viên, nhân viên trong trường và cho phụ huynh học sinh. Các số điện thoại khi cần báo tin cần được dán ở những nơi dễ thấy.

Tại Quận 10, đoàn kiểm tra do Bác sỹ Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra trường Mầm non Măng Non 1 và trường Mầm non Phường 15B. Tại 2 điểm trường đều ghi nhận các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 được chuẩn bị rất tốt, sẵn sàng đón trẻ vào học trực tiếp. Các điểm trường đều bố trí khu vực đo thân nhiệt ngay tại cổng trường, trang bị bồn rửa tay, xà phòng và nước sát khuẩn tay nhanh… Bên cạnh đó, mỗi trường đều chuẩn bị các quy trình phòng, chống dịch COVID-19 cũng như quy trình xử lý khi xuất hiện ca F0 để ứng phó khi cần thiết.

Ngày 14/2, toàn thể học sinh các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh được trở lại trường đi học trực tiếp. Tính tới thời điểm hiện tại, Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều tuần liên tiếp là vùng xanh. Sau Tết Nguyên đán khoảng 1 tuần, tình hình dịch COVID-19 tại Thành phố vẫn đang khá ổn định, chưa có biến động đáng ngại. Do đó, quyết định cho học sinh đến trường sau Tết Nguyên đán 2022 được phụ huynh đồng thuận cao.

Trước khi đón học sinh trở lại lớp, lãnh đạo ngành giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh đã có những lưu ý quan trọng đối với các cơ sở giáo dục để đảm bảo an toàn nhất cho học sinh.

Theo ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, việc dạy và học trực tiếp phải tiến hành theo các văn bản do Sở đã hướng dẫn. Các trường học phải căn cứ vào Bộ tiêu chí an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học mà thành phố đã ban hành. Hiện, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đang soạn thảo và chuẩn bị ban hành quy định mới về cách xác định F1, quy trình xử lý F0 trong trường học.

Đặc biệt, khi toàn thể học sinh thành phố đi học trở lại, các cơ sở giáo dục phải có phòng dự trữ là yêu cầu bắt buộc. Bởi, khi lớp học có xuất hiện F0 thì phòng đó phải được khử khuẩn và học sinh sẽ di chuyển sang phòng dự trữ này. Nếu cơ sở vật chất hạn chế thì có thể huy động phòng chức năng, hội trường làm phòng dự phòng để đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.

Trong quá trình triển khai dạy học trực tiếp, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh lưu ý các trường học cần tiếp tục diễn tập xử lý tình huống khi phát hiện F0 để học sinh và giáo viên làm quen, chủ động ứng phó với các tình huống xảy ra trong thực tế. Hoạt động này có thể diễn tập lồng ghép cùng các hoạt động trong giờ ra chơi, tổ chức nhẹ nhàng, không gây hoang mang cho giáo viên và học sinh.

Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cũng yêu cầu trường phối hợp chặt chẽ với y tế của các địa phương nhưng không làm thay nhiệm vụ chuyên môn của ngành y tế, không thông tin bất cứ trường hợp nào khi ngành Y tế chưa xác định. Đối với việc trang bị bộ xét nghiệm cho trường học, ngành Y tế sẽ cung cấp theo chỉ đạo của lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.