Theo đó, trong kỳ họp của Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hồi tháng 10/2022 vừa qua, các đại biểu tham dự đã quyết định sẽ tăng mức học phí cho năm học mới, căn cứ theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Tuy nhiên, để thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội của thành phố, nhằm làm giảm tác động xã hội và người học nếu học phí tăng trong bối cảnh nền kinh tế của thành phố đang phục hồi sau đại dịch Covid-19, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã ban hành Nghị quyết hỗ trợ học phí cho học sinh.
Cụ thể, học sinh các cấp học từ mầm non đến trung học phổ thông công lập sẽ đóng học phí bằng với mức học phí của năm học 2021 – 2022, như sau:
Trong đó, học sinh thuộc nhóm 1 sẽ là các em học ở trường thuộc các quận từ 1 đến 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân và thành phố Thủ Đức.
Nhóm 2 là các em học ở trường thuộc huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè.
Mức học phí trực tuyến (online) sẽ thu bằng 50% mức học phí thông thường.
Ngoài các trường công lập, thì học sinh các cấp học từ mầm non đến trung học phổ thông thuộc hệ ngoài công lập (trừ học sinh cấp tiểu học), không bao gồm các học sinh đang theo học tại các cơ sở có vốn đầu tư của nước ngoài cũng sẽ được hỗ trợ học phí trong năm học 2022 – 2023.
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh nêu rõ, các cơ sở giáo dục ngoài công lập được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí, giá các dịch vụ khác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, trừ các dịch vụ do Nhà nước định giá, đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý, có trách nhiệm công khai, giải trình với người học và xã hội về mức thu học phí, giá các dịch vụ do mình quyết định.
Có trách nhiệm thuyết minh chi phí giáo dục, đào tạo bình quân một học sinh, mức thu học phí hàng năm, mức thu học phí toàn cấp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, thuyết minh lộ trình và tỷ lệ tăng học phí các năm tiếp theo, thực hiện công khai theo quy định của pháp luật, giải trình với người học và xã hội.