TQ phản ứng trước lệnh nới lỏng hạn chế quân đội của Nhật

Ngay sau khi Chính phủ Nhật Bản quyết định nới lỏng các hạn chế với quân đội nước này, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo chính quyền của Thủ tướng Abe tránh có các hành động đe dọa sự ổn định trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
TQ phản ứng trước lệnh nới lỏng hạn chế quân đội của Nhật
TQ phản ứng trước lệnh nới lỏng hạn chế quân đội của Nhật - anh 1

Chính phủ Nhật Bản quyết định nới lỏng các hạn chế với quân đội nước này.

Ngày 1/7, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua quyết nghị lần đầu tiên kể từ sau Thế chiến II cho phép quân đội nước này sử dụng vũ lực ngoài biên giới với một số điều kiện, bao gồm cả việc bảo vệ "các quốc gia thân thiện".

Ngay sau khi quyết định này được đưa ra, Trung Quốc đã chất vấn Nhật Bản, đồng thời cảnh báo chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe tránh có các hành động đe dọa sự ổn định trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói Nhật Bản nên tính tới lợi ích của các nước láng giềng khi thông qua các quyết định về quốc phòng và an ninh.

Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, ông Hồng Lỗi nói: "Chúng tôi phản đối hành động Nhật Bản cố ý thêu dệt về mối đe dọa từ Trung Quốc hòng phục vụ cho các mục đích chính trị trong nước".

Ông Hồng Lỗi cảnh báo Nhật Bản rằng bất chấp việc nước này sẽ thay đổi cách diễn giải đối với bản Hiến pháp như thế nào, Tokyo "không được xâm phạm chủ quyền và an ninh quốc gia của Trung Quốc cũng như phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực".

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khẳng định: "Có một sự hiểu lầm rằng Nhật Bản sẽ can dự vào các cuộc chiến để bảo vệ một quốc gia khác, nhưng điều này là không chấp nhận được. Nó sẽ chỉ là một biện pháp phòng vệ để bảo vệ người dân. Chúng tôi sẽ không sử dụng vũ lực để bảo vệ lực lượng nước ngoài. Sẽ không có thay đổi gì trong nguyên tắc của chúng tôi về việc không cho phép triển khai lực lượng ở nước ngoài.”

Hàng ngàn người biểu tình phản đối việc thông qua nghị quyết cũng được tổ chức ở trung tâm Tokyo, trước tòa nhà Quốc hội và Dinh Thủ tướng suốt vài ngày qua. Theo thăm dò dư luận, ít nhất một nửa số cử tri Nhật Bản phản đối gia tăng quyền hạn cho các nhà quân sự.

Việc thông qua văn kiện này là bước ngoặt lớn nhất trong chính sách quốc phòng của Tokyo kể từ năm 1954, khi đất nước tái lập lực lượng vũ trang, hiện tồn tại theo một số hạn chế của pháp luật.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.