Trẻ em thành phố học xay, giã, giần, sàng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Băng qua cái nắng gay gắt của mùa hè Hà Nội, chúng tôi có mặt trong một ngày trải nghiệm đời sống nông dân dành cho con em cán bộ, công nhân viên Đông Dược Phúc Hưng trong một cụm công nghiệp tại Hà Nội.
Trẻ em thành phố học xay, giã, giần, sàng

Trước sân, dưới chái nhà ba gian truyền thống, trong không gian đặc trưng của làng quê Bắc Bộ với đụn rơm, giếng nước, cây cau, dây trầu và vườn bách thảo dược xanh um dưới nắng vàng rực rỡ, thấp thoáng những bóng áo màu cam đất, sau lưng in dòng thư pháp “hiểu và thương” của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Đó là nhóm “Gia đình Gạo Nếp” với khoảng chục người lớn và hơn 20 đứa trẻ đang hớn hở, háo hức: người lớn thì hướng dẫn, làm mẫu; trẻ con thì thay phiên nhau tập xay, tập giã, tập giần, tập sàng… Người lớn là các cán bộ, công nhân viên P/H. Trẻ em là các con em của họ. Gương mặt ai cũng sáng bừng rạng rỡ. Một không khí lạ lùng lan toả…

“Nào, tới lượt bạn nào xay ấy nhỉ?”

“Sang bên trái là cháu đẩy. Sang bên phải là cháu kéo. Chân trước chân sau. Đẩy mạnh! kéo mạnh, đẩy mạnh, kéo mạnh! Nào chú bỏ tay nhé, chú chuẩn bị bỏ tay này. Đẩy. Kéo. Đẩy mạnh. Kéo mạnh. Chân trước chân sau đứng cho chắc nào!”

“Cậu cho một nửa một đi, nhiều quá không giã được đâu!”

“Cái công đoạn này gọi là sàng hả bác?” “Ừ, sàng đấy! Luyện độ khéo tay rất tốt.”

“Anh Đỉnh ơi, ra lấy hộ em cái cối lên cho các cháu giã gạo!”

“Nâng cao lên một chút kẻo chân chày nó đập lại là đau chân nhé!”

Trẻ em thành phố học xay, giã, giần, sàng ảnh 1

Những trao đổi ân cần, nhẹ nhõm. Nhộn nhịp đấy mà không quá gấp gáp. Cái an tĩnh của làng quê vẫn có đó giữa âm thanh xay, giã, giần, sàng và tiếng những lời hướng dẫn tận tình.

Bên cạnh cối xay, cối giã là các poster chỉ rõ quy trình xay - giã gạo rất cụ thể, từ bước chuẩn bị vệ sinh cối và các dụng cụ, rồi kiểm tra thóc xem có ẩm, có lẫn hạt lép hay không, đủ tiêu chuẩn chưa… Sau đó lấy thóc thì đổ như thế nào, đặt nia vào đâu. Tiến hành xay thóc thì đứng ở tư thế nào, quay theo chiều nào; Xay xong thì sàng sảy bỏ trấu, lọc đâu đó rồi mới giã gạo, đếm đủ 300-400 chày mỗi mẻ mới là đạt yêu cầu; Tiếp đó, dùng giần để tách gạo riêng, tấm, cám riêng… Cuối cùng, không quên làm vệ sinh, quét dọn sạch sẽ cối và các dụng cụ, hiên nhà, sân, che cối xay, cối giã. Thế mới là hoàn tất quy trình.

Với từng lứa tuổi cụ thể, các con lại được giảng giải kĩ hơn về kết cấu, nguyên lí của từng dụng cụ. Đó chính là một ví dụ về bài học “STEM” (Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán học) được những cư dân của nền văn minh lúa nước tích hợp từ ngàn xưa để lại. Và các cán bộ, công nhân viên P/H hôm nay tiếp tục gìn giữ để truyền lại cho con em mình. Họ đang làm một công việc giàu tính giáo dục mà có lẽ họ cũng không ngờ tới. Họ đang chuyển hoá những khoảng tâm hồn đã và đang bị đánh cắp bởi công nghệ của những đứa trẻ thành phố dành quá nhiều thời gian cho máy tính, điện thoại thông minh; trao cho chúng món quà quý giá của đất trời, của ông bà và cho chúng thấy sự vất vả nhưng thật hạnh phúc của lao động.

Có gì đó thật tương phản nơi đây, bên cạnh những dãy nhà xưởng hiện đại là một không gian hồ nước bên dưới cây cầu bắc qua trên những sen, những súng. Kế đó là vườn cây thân gỗ, thân thảo, cây nào cũng là một vị thuốc. Tiếng chuông leng keng thanh thanh lan xa trong gió thổi mát rượi qua những khoảng trống, phía trên trà thất ngoài trời dẫn vào con đường thiền hành bên vườn thuốc nam… đưa thẳng tới nếp nhà xưa chứa cả bộ sưu tập nông cụ đồng quê nơi đây.

Trẻ em thành phố học xay, giã, giần, sàng ảnh 2

Dược sĩ Đỗ Văn Hiểu - chủ hãng Đông Dược Phúc Hưng - là người lớn lên trong bầu không khí nông thôn thuần chất, từ một đứa trẻ mục đồng thấm thía cái vất vả một nắng hai sương của người nông dân, sau này lại trở thành một dược sĩ, một ông chủ hãng đông dược nổi tiếng chọn cho mình đường hướng chánh niệm, ông lại càng hiểu và thương hơn cội nguồn của mình, hiểu và thương hơn những gì mà trẻ em thời nay ở thành phố đang thiếu thốn và cần được bù đắp, chữa lành nhiều hơn bao giờ hết.

Ngắm nhìn những đứa trẻ vui tươi trong trải nghiệm kết nối với gốc gác cha ông, với thiên nhiên, với gia đình, bạn bè, ông Hiểu mỉm cười hạnh phúc. Bởi điều mà ông nguyện mong bấy bâu nay đang thành hình ngay trước mắt. Quán chiếu sâu vào đời sống của cây lúa - hạt thóc, cũng là quán chiếu sâu vào sự sống của con người, ông đã dành biết bao tâm sức, thời gian, tiền của để dựng nên, tái hiện một không gian quê, một góc đồng quê ngay trong nhà máy của mình.

Nơi đó, ông dành để chăm sóc trước hết cho chính bản thân, cho đại gia đình những người làm thuốc P/H, và xa hơn nữa, ông ước ao có thể dành cho cả những vị khách ngoài kia: những đứa trẻ hay người lớn, những gia đình, nhóm bạn mong muốn được trải nghiệm, đang cần được chữa lành bằng vận động, bằng kết nối, bằng gắn bó... Ông tin một cách toàn vẹn rằng, ở giữa thiên nhiên, thực hành chu trình xay, giã, giần, sàng của người nông dân xưa và nhận về thành quả lao động thơm tho trên đôi tay của mình chính là công cụ chữa lành hoàn hảo cho bất cứ ai.

Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.