Triển lãm Giảng Võ: Từ cánh cửa giao thương đầu tiên của Hà Nội đến biểu tượng thương mại thời đại mới

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Triển lãm Giảng Võ từng là biểu tượng của một thời kỳ kinh tế - văn hóa sôi động, nơi Hà Nội mở cánh cửa đầu tiên để giao thương với thế giới. Khi quá khứ vàng son khép lại, trên nền di sản cũ, người Hà Nội đang trông chờ một công trình xứng tầm với vị thế của Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới.
Triển lãm Giảng Võ từng diễn ra nhiều sự kiện lớn mang tầm quốc tế. Ảnh: Kienviet
Triển lãm Giảng Võ từng diễn ra nhiều sự kiện lớn mang tầm quốc tế. Ảnh: Kienviet

Từ nơi mở cánh cửa hội nhập…

Thành lập năm 1974, Triển lãm Giảng Võ mang trong mình sứ mệnh giới thiệu thành tựu kinh tế, kỹ thuật cũng như văn hóa, xã hội của Thủ đô. Suốt hơn 40 năm hiện diện, nơi đây không chỉ là trung tâm quảng bá, xúc tiến thương mại, mà còn là “tấm gương” phản chiếu đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô và đất nước qua từng giai đoạn lịch sử, là cầu nối giao thương quan trọng của Hà Nội với thế giới.

Sau ngày đất nước thống nhất, năm 1975, Triển lãm Giảng Võ đánh dấu cột mốc lịch sử với những sự kiện tầm quốc gia như Triển lãm “30 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, “Nước Việt Nam là Một”…

Đến thập niên 1980, trong sự chuyển mình của nền kinh tế, nội dung các cuộc triển lãm cũng đổi mới rõ rệt. Bên cạnh các hoạt động tuyên truyền, biểu dương thành tựu, thắng lợi của đất nước, các sự kiện quy mô lớn về kinh tế, kỹ thuật có sự tham gia của yếu tố quốc tế diễn ra ngày càng thường xuyên và bài bản. Các triển lãm này được tổ chức định kỳ trong nhiều năm, như Triển lãm Thành tựu Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam, Triển lãm Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam, Hội chợ Triển lãm Hà Nội, Triển lãm Quốc gia Liên Xô... trở thành điểm hẹn quen thuộc của người dân Thủ đô.

Bước ngoặt lớn đến sau công cuộc Đổi mới năm 1986. Triển lãm Giảng Võ nhanh chóng thích ứng với cơ chế thị trường, đổi tên thành Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam từ năm 1989, đóng vai trò là đầu mối xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế, đồng thời là cầu nối kết nối doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác nước ngoài.

Thập niên 1990 chứng kiến thời kỳ hưng thịnh của Triển lãm Giảng Võ. Mỗi năm, hàng chục hội chợ, triển lãm lớn được tổ chức tại đây, quy tụ hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các thương hiệu Việt đã chọn Giảng Võ làm nơi quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác, ký kết hợp đồng. Từ đó, cánh cửa hội nhập của Việt Nam với thế giới được thúc đẩy mạnh mẽ.

Không chỉ kết nối thương mại, Triển lãm Giảng Võ còn là cầu nối văn hóa, một phần quan trọng trong đời sống tinh thần, lối sống một thời của người Hà Nội. Trong ký ức của nhiều thế hệ vẫn còn lưu giữ những trải nghiệm khó quên tại lễ hội Hoa anh đào Nhật Bản, các triển lãm thủ công mỹ nghệ, hội sách, hòa nhạc, biểu diễn thời trang, ca nhạc...

Tọa lạc tại trung tâm quận Ba Đình - vùng lõi nội đô lịch sử, nơi đặt trụ sở Chính phủ, Quốc hội, các đại sứ quán, công trình văn hóa, di tích lịch sử quốc gia,… Triển lãm Giảng Võ là biểu tượng sống động của một Hà Nội năng động và hội nhập. Ngược lại, biểu tượng giao thương quốc tế hiện diện suốt hơn 40 năm ở khu vực này càng góp phần khẳng định vai trò “trái tim” của Ba Đình trong chiến lược phát triển của Hà Nội và cả nước.

… đến biểu tượng giao thương thời đại mới

Năm 2016, Triển lãm Giảng Võ chính thức khép lại hành trình hơn 40 năm lịch sử. Khi vai trò tiên phong trong kết nối giao thương hoàn thành, mảnh đất kim cương giữa lòng Thủ đô bước vào một chương mới - sẵn sàng kiến tạo biểu tượng đô thị mới, phù hợp với tầm nhìn và yêu cầu phát triển của thời đại.

Theo quy hoạch Thủ đô giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, Hà Nội sẽ trở thành thành phố toàn cầu, trung tâm hội tụ văn hóa, trí tuệ và công nghệ, đồng thời kết nối sâu rộng với các đô thị lớn trên thế giới thông qua thương mại, đầu tư, giao lưu văn hóa, học thuật và các diễn đàn quốc tế.

Với vai trò trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đồng thời là trái tim của Thủ đô, Ba Đình cần những công trình biểu tượng, có tầm vóc quốc tế, đủ năng lực thúc đẩy kết nối toàn diện về kinh tế, văn hóa, công nghệ... Đây không chỉ là sự tiếp nối di sản Triển lãm Giảng Võ, mà còn là bước phát triển tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, cao cấp của người dân và du khách.

Triển lãm Giảng Võ: Từ cánh cửa giao thương đầu tiên của Hà Nội đến biểu tượng thương mại thời đại mới ảnh 1
Nền đất di sản tại “trái tim” Ba Đình cần những công trình thương mại mang tính biểu tượng

Nằm tại vị trí lõi trung tâm Ba Đình - nơi hội tụ hạ tầng giao thông đồng bộ, giá trị kiến trúc, văn hóa, lịch sử đặc sắc và không gian công cộng quý giá - Giảng Võ “phiên bản mới” được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến biểu tượng mới của Thủ đô. Không gian hiện đại và sang trọng tại đây sẽ phục vụ những nhu cầu vượt trên tiêu chuẩn thông thường của người dân và du khách, như mua sắm hàng hiệu, trải nghiệm ẩm thực quốc tế, giải trí cao cấp, giao lưu văn hóa và thưởng thức nghệ thuật đỉnh cao… Công trình cũng sẽ góp phần hoàn thiện diện mạo đô thị trung tâm, tạo đòn bẩy phát triển dịch vụ, thương mại và văn hóa cho khu vực nội đô lịch sử.

Việc kiến tạo một biểu tượng giao thương mới trên nền di sản Triển lãm Giảng Võ được xem là bước đi phù hợp với quy luật phát triển đô thị hiện đại - vừa kế thừa hào quang quá khứ, vừa mở rộng chiều kích tương lai.

Nếu trong lịch sử, nơi đây là cánh cửa đầu tiên Hà Nội mở ra để giao thương với thế giới, thì trong tương lai, Giảng Võ sẽ là “sân khấu” để Thủ đô trình diễn các thành tựu mới, quy tụ dòng chảy giao thương hiện đại, hội nhập toàn cầu. Nơi từng gắn liền với ký ức bao thế hệ sẽ mang một diện mạo mới - biểu tượng thịnh vượng cho Hà Nội thế kỷ 21 - một thành phố hơn 1.000 năm tuổi đang không ngừng chuyển mình, vươn xa trên bản đồ quốc tế.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nga sẵn sàng tiếp tục đàm phán với Ukraine
(Ngày Nay) - Trong cuộc điện đàm kéo dài 50 phút với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moskva sẵn sàng quay lại đàm phán với Ukraine sau ngày 22/6.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
Việt Nam trở thành nước đối tác của nhóm BRICS
(Ngày Nay) - Việt Nam trở thành nước Đối tác Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) với mong muốn nỗ lực đóng góp, nâng cao tiếng nói và vai trò của các nước đang phát triển, thúc đẩy đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa đa phương bao trùm, toàn diện trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế.
Ảnh minh hoạ.
"Kiềng ba chân" trong phát triển nhân lực chất lượng cao
(Ngày Nay) - "Giáo dục-khoa học công nghệ-đổi mới sáng tạo là ba trụ cột cần đột phá để phát triển nhanh và bền vững đất nước", Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh tại Hội nghị triển khai các đề án lớn trong lĩnh vực giáo dục đại học ngày 14/6 tại Hà Nội.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Phe bảo thủ đòi ông Trump "bỏ mặc" Israel
(Ngày Nay) - Những nhân vật cánh hữu chủ chốt, bao gồm một số đồng minh của Tổng thống Trump, đặt câu hỏi về các cuộc không kích của Israel và cảnh báo về một cuộc chiến tranh của Mỹ với Iran.
Xung đột Iran - Israel đe dọa nền kinh tế toàn cầu
Xung đột Iran - Israel đe dọa nền kinh tế toàn cầu
(Ngày Nay) - Căng thẳng leo thang tại Trung Đông đe dọa cắt đứt nguồn cung dầu và khí đốt, đẩy giá vận chuyển, hàng hóa, năng lượng lên cao, khiến thế giới đối mặt rủi ro suy thoái diện rộng.