Triệu Như Phát, tỷ phú ‘nghèo’ biến giấc mơ Mỹ thành hiện thực

Được mệnh danh là “Cha đẻ của Little Saigon”, từ một người tay trắng qua Mỹ lập nghiệp, đến nay tên tuổi cũng như tài sản trong tay ông Triệu Như Phát khiến nhiều người phải nể phục.
Triệu Như Phát, tỷ phú ‘nghèo’ biến giấc mơ Mỹ thành hiện thực

Cái khó không thể bó được cái khôn

Tự sự trên tờ The New York Times, ông Triệu Như Phát (tên tiếng Anh là Frank Jao) đã kể lại quá trình phấn đấu không ngừng của bản thân. Sinh ra tại Hải Phòng, năm 7 tuổi, ông theo gia đình vào Sài Gòn.

Lớn lên trong gia đình có đến 10 anh chị em, ông phải vất vả lắm mới tốt nghiệp đại học ngành văn và ngoại ngữ. Sau đó, ông làm công việc xúc tiến kinh doanh cho một công ty tại Sài Gòn rồi làm thông dịch viên.

Năm 1975, ông cùng vợ sang Mỹ định cư. Nhờ vào vốn tiếng Anh nên ông dễ dàng tìm được công việc bán máy hút bụi tại California. Thế nhưng, với đam mê làm giàu sẵn có, ông quyết tâm khởi sự kinh doanh cho riêng mình.

Khi đó, chàng trai trẻ Triệu Như Phát không vội vã làm giàu mà muốn có trước hết một nền tảng kiến thức vững chắc. Vì thế, ông chấp nhận làm công việc bảo vệ để đi học thêm.

Triệu Như Phát, tỷ phú ‘nghèo’ biến giấc mơ Mỹ thành hiện thực - anh 1

Triệu Như Phát tay trắng lập nên sự nghiệp

ai cũng phải mơ ước trên đất Mỹ

Ba năm sau khi đặt chân đến Mỹ, tức năm 1978, sau những vất vả, khó nhọc, ông tự đứng ra mở một cơ sở kinh doanh riêng của mình: công ty Bridgecreek - chuyên phục vụ về đầu tư và phát triển địa ốc, với số vốn một nửa là của ông, nửa còn lại do một người Mỹ gốc châu Âu - giám đốc một ngân hàng Mỹ đóng góp.

Dồn hết tâm huyết vào đây, suốt 10 năm trời gần như tuần nào ông cũng làm việc 7 ngày với hơn 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày.

Từ khi thành lập đến nay, Bridgecreek đã đầu tư các dự án bất động sản với tổng trị giá lên đến 400 triệu USD. Trong đó, có Khu thương mại Phước Lộc Thọ (còn mang tên tiếng Anh là Asian Garden Mall) đóng vai trò trung tâm thương mại quan trọng của người châu Á tại Mỹ.

Sau gần 30 năm, công ty Bridgecreek phát triển rất mạnh và trở thành Bridgecreek Group Inc. chuyên đầu tư bất động sản ở nhiều nơi với số vốn lên đến khoảng hơn 500 triệu USD và có văn phòng toạ lạc tại Little Saigon.

Cha đẻ của Little Saigon

Nhiều năm qua, Khu thương mại Phước Lộc Thọ vẫn được biết đến như một thương xá sầm uất nhất tại khu Little Saigon, Quận Cam, bang California (Mỹ). Khu thương mại này gắn liền với “tổng công trình sư” của nó là ông Frank Jao (tên Việt là Triệu Như Phát), 63 tuổi, một doanh nhân cực kỳ thành đạt tại California.

Theo lịch sử ghi chép của các cơ quan địa phương, chính quyền tiểu bang và Chính phủ Hoa Kỳ, ông Frank Jao chính là một trong những người khởi xướng và tạo dựng nên khu Little Saigon, một việc không hề dễ dàng đối với một di dân như ông.

Triệu Như Phát, tỷ phú ‘nghèo’ biến giấc mơ Mỹ thành hiện thực - anh 2

Triệu Như Phát được mệnh danh là 'cha đẻ của Little Saigon"

trên đất Mỹ

Đối với người châu Á, lúc ấy, quận Cam còn là một vùng đất mới,chưa hình thành một khu vực sinh hoạt cộng đồng và mua sắm dành cho dân nhập cư. Hàng ngày, những người nhập cư từ các nước châu Á phải đổ về Los Angeles mua sắm.

Từ thực tế đó, ông đã cất công bỏ thời gian đi tìm địa điểm, vị trí để xây dựng nên một khu thương mại phục vụ nhu cầu của người dân gốc Á.

Ông nhận ra khu vực Little Saigon là một địa đểm khá thuận lợi vì nhiều lý do: đây là vùng đất chưa được khai thác hết tiềm năng, nhiều nơi trong vùng còn đất trống chỉ để trồng dâu; mặt khác, người Mỹ bản xứ không tập trung sinh hoạt tại đây, đa phần họ sử dụng khu này làm nơi đậu ô tô phế thải hoặc để lốp xe cũ; lợi tức của dân cư trong vùng tương đối thấp do đó giá đất rẻ hơn so với những vùng khác.

Ông Jao cùng hai người bạn khác, sau khi khảo sát, đã mạnh dạn đầu tư những cơ sở kinh doanh ban đầu tại vùng này. Văn phòng công ty khai thác địa ốc do ông Jao làm chủ đã mở ra và chính thức hoạt động nhằm phục vụ lợi ích và nhu cầu của người dân trong vùng.

Ông Ngô Khôn Hán, một doanh nhân gốc Việt cũng khai trương một siêu thị bán đủ các loại mặt hàng phục vụ nhu cầu hằng ngày. Rồi tiếp theo là một nhà thuốc Tây do ông Quách Nhất Danh đứng ra khai trương phục vụ người dân trong vùng.

Khu Little Saigon bắt đầu hình thành sự khởi nghiệp của 3 thương gia gốc Việt này. Theo đà phát triển, khu Little Saigon dần trở nên lớn mạnh và ngày nay nơi đây tập trung hơn 6.000 thương nghiệp lớn nhỏ do người Việt đứng ra kinh doanh và hoạt động.

Little Saigon được mệnh danh là khu thương mại quả không sai chút nào vì đây chính là khu giao dịch, mua bán rất sầm uất của cộng đồng người Việt tại Cali. Nó còn là khu văn hoá vì mang đậm nét văn hoá, tính dân tộc và bản sắc Việt không lẫn vào đâu được.

Trở thành Giám đốc VEF

Thành công trong lĩnh vực kinh doanh, tạo được uy tín và tên tuổi trên thương trường, thế nhưng ông cũng là người tích cực tham gia hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nhằm đem đến những lợi ích thiết thực cho Việt Nam.

Triệu Như Phát, tỷ phú ‘nghèo’ biến giấc mơ Mỹ thành hiện thực - anh 3

Triệu Như Phát được G.Bush bổ nhiệm vào ban Giám đốc VEF,

trước khi trở thành Giám đốc VEF

Vào năm 2002, Tổng thống Mỹ khi đó là ông George Bush chỉ định doanh nhân Triệu Như Phát vào Ban giám đốc Quỹ giáo dục Việt Nam (VEF). Đây là một quỹ trực thuộc Nhà Trắng chuyên hỗ trợ trao đổi giáo dục Việt - Mỹ, từng cấp học bổng cho hàng trăm trí thức Việt Nam sang Mỹ để tu nghiệp, học thạc sĩ và nghiên cứu sinh tiến sĩ. Sau đó, ông trở thành Giám đốc của VEF.

Trong quá trình tham gia hoạt động với tư cách là Hội đồng thành viên của VEF, nhận thấy ông là người có khả năng, am hiểu về Việt Nam và có tâm với Việt Nam, Tổng thống Bush đã tái bổ nhiệm ông thêm 2 nhiệm kỳ nữa trong Hội đồng Quản trị.

Năm 2005, ông được những thành viên hội đồng tín nhiệm và bầu ông giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị VEF. Trong thời gian này, ông đã đưa ra nhiều chính sách, chiến lược có lợi cho Việt Nam, xúc tiến tìm cách giảm thiểu sự dị biệt về ý kiến và cố gắng tạo nên một mối giao hảo giữa chính phủ Mỹ và Việt Nam nhằm thúc đẩy tốt hơn hoạt động giáo dục trong nước.

Ông đã cùng một số thương gia Mỹ lập ra một quỹ mang tên V – Home Fund, do ông đứng đầu và quản trị. Nhằm đáp lời kêu gọi của thủ tướng Phan Văn Khải nhân chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ vào năm 2005, nhóm thương gia này quyết định quay về đầu tư trên quê hương.

Một trong những kế hoạch mà quỹ V – Home Fund đang triển khai là đầu tư vào chợ đầu mối Bình Điền để xây dựng một trung tâm phân phối thực phẩm, tìm cách xuất khẩu hàng sang Mỹ và một số quốc gia khác. Trung tâm này có khả năng tạo ra 30.000 việc làm cho người lao động và thiết lập nơi trú ngụ cho hàng trăm công nhân trong nước.

Tờ Orange County Register từng vinh danh ông là “1 trong 100 nhân vật có ảnh hưởng và làm thay đổi bộ mặt của quận Cam” (100 people who shaped Orange County).

Website Goldsea.com đăng tên ông vào danh sách 70 người Mỹ gốc châu Á có ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Nhiều năm liền, trong danh sách “50 doanh nhân có ảnh hưởng nhất trong năm” của tờ Orange County Business Journal luôn có tên Frank Jao. Báo chí Mỹ viết về ông như một “hiện tượng”, một tấm gương của sự phấn đấu, vươn lên để đạt được thành công.

Khi được hỏi: “ông có thể chia sẻ một chút kinh nghiệm làm ăn cho giới trẻ Việt Nam?”. Ông từ tốn trả lời: “Ngoài những khả năng của mình kết hợp với nhiều yếu tố khác, trong kinh doanh, việc cập nhật thông tin, tiếp nhận thông tin và phân tích, đánh giá tình hình từ những nguồn tin đó để tìm cơ hội đầu tư là điều quan trọng. Cơ hội và thời cơ mới có đến với mình hay không chính là nhờ vào khả năng tiếp nhận, đánh giá và xử lý thông tin đó”.

Ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến, biết tích lũy lấy ngắn nuôi dài, có khả năng nhìn xa trông rộng, có tầm nhìn bao quát hướng đến tương lai và gắn bó với lợi ích cộng đồng và dân tộc... đó là những nét khắc họa nên tính cách và cũng là kinh nghiệm của tỷ phú Frank Jao.

Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.