Không giống Iran với trọng tâm hiện nay là chương trình ngoại giao hạt nhân quốc tế, Triều Tiên đã tiến hành khá nhiều cuộc thử nghiệm hạt nhân. Các vụ phóng thử tên lửa mà nước này thực hiện đang đẩy tình hình an ninh trong khu vực đến bờ vực nguy hiểm.
Sức mạnh quân đội của Triều Tiên thực sự khiến Mỹ và các nước châu Á e ngại |
Tuy nhiên, chuyên gia không chắc chắn liệu tên lửa liên lục địa của Bình Nhưỡng có thể vươn đến Mỹ hay không.
Kỹ sư hàng không vũ trụ John Schilling và đồng nghiệp Henry Kan từ Đại học Johns Hopkins ước tính Bình Nhưỡng hiện có khoảng 1.000 tên lửa đạn đạo và một số ít máy bay ném bom hạng nhẹ trong kho vũ khí. Hầu hết những tên lửa này sử dụng công nghệ của Liên Xô cũ, có thể phóng tới các mục tiêu ở Hàn Quốc và Nhật Bản.
Xem thêm:
1. Sức mạnh quân đội Triều Tiên 'đáng gờm' đến mức nào?
2. Mỹ và châu Á 'sợ' điều gì nhất của Triều Tiên?
3. Triều Tiên 'phế truất' 1 thành viên thuộc Ủy ban Quốc phòng
Trong đó, tiêu biểu là tên lửa Nodong có tầm bắn từ 1.200 đến 1.500 km và tên lửa Scud với phạm vi hoạt động từ 300 đến 600 km. Triều Tiên cũng có khả năng phóng một số lượng hạn chế tên lửa đạn đạo tầm xa Taepodong. Mẫu tên lửa này được cho là đủ sức vươn tới Mỹ.
Cũng theo tính toán của Viện Khoa học và An ninh Quốc tế (trụ sở ở Washington, Mỹ), Bình Nhưỡng đang sở hữu lượng vật liệu phân hạch đủ để sản xuất ít nhất 10 đầu vũ khí. Con số này sẽ tăng tới 20 hoặc 100 vào năm 2020.
Mặc dù nếu so với Hàn Quốc, số lượng không quân của Triều Tiên ít hơn rất nhiều, nhưng sức mạnh của họ nằm ở các lực lượng khác. Một trong những vũ khí lợi hại nhất của Triều Tiên là pháo Koksan loại 170mm hay bệ phóng tên lửa loại 240mm này có thể tấn công các lực lượng ngoại xâm bất cứ lúc nào.
Tên lửa Nodong của Triều Tiên |
Mới đây, Bình Nhưỡng vừa "khoe" một tên lửa hành trình mới, mà giới quan sát cho là bản sao của tên lửa Kh-35 của Nga, trang bị cho tàu tấn công có khả năng tàng hình lớp Nongo.
Theo bản báo cáo, để vượt qua những khó khăn về công nghệ, Triều Tiên cần đến sự hỗ trợ từ nước ngoài trong việc chế tạo, sản xuất các thiết bị tiên tiến như động cơ hiệu suất cao, lá chắn tầm nhiệt, hệ thống điện tử và động cơ sử dụng nhiên liệu rắn thay vì nhiên liệu lỏng như hiện nay. Nhưng điều này đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khi Triều Tiên bị nhiều nước cô lập, cấm vận, từ sau vụ thử hạt nhân đầu tiên hồi năm 2006.
Trọng tâm của Washington hiện nay trong chiến lược đối phó với chương trình hạt nhân Triều Tiên là tiếp tục áp dụng các biện pháp trừng phạt và chuẩn bị sẵn sàng về mặt quân sự.
Trang Ly (T/h)