Trung Quốc “bêu riếu” Nhật, công bố lời thú nhận tội ác chiến tranh

Trung Quốc hôm qua (3/7) bắt đầu công bố “lời thú nhận” của 45 tội phạm chiến tranh người Nhật trong Thế chiến II, và miêu tả đây là những “tội ác ghê tởm”.
Trung Quốc “bêu riếu” Nhật, công bố lời thú nhận tội ác chiến tranh
Trung Quốc “bêu riếu” Nhật, công bố lời thú nhận tội ác chiến tranh - anh 1

Một bản thông báo đăng tải “lời thú tội” của các lính Nhật.

Theo Thời Báo Hoàn Cầu, bắt đầu từ ngày 3-7, 45 bản “thú tội” viết tay của lính Nhật sẽ được Cục lưu trữ trung ương Trung Quốc công bố rộng rãi trên khắp các mặt báo nước này.

Giới phân tích đánh giá Bắc Kinh đang cố tô đậm quá khứ trong bối cảnh hai nước đang xảy ra nhiều căng thẳng trên biển.

Trong bản “thú tội” đầu tiên dài 38 trang giấy được viết vào năm 1954. Theo đó, Keiku Suzuki, người được Trung Quốc miêu tả là một trung tướng chỉ huy đơn vị 117 của Nhật, thừa nhận đã ra lệnh cho đại tá Taisuke “đốt nhà của khoảng 800 hộ gia đình và sát hại 1.000 người dân Trung Quốc trong một trận càn quét” tại Đường Sơn.

Theo truyền thông Trung Quốc, ông Suzuki còn thừa nhận đã “nhẫn tâm sát hại 235 người dân Trung Quốc đang tìm cách tị nạn tại một ngôi làng gần thôn Lô Gia Dục, đồng thời mổ bụng một phụ nữ đang mang thai trong số đó".

“Bản thú tội” do Trung Quốc đưa ra còn cho rằng ông Suzuki “ra lệnh cho Tổ cung cấp nước và phòng bệnh Nhật phát tán vi rút trong ba hoặc bốn ngôi làng”

Hãng tin AFP dẫn lời một nhà báo Nhật Bản cho biết văn bản “thú tội” được viết bởi một người có trình độ tiếng Nhật như người bản địa. Tuy nhiên, nhiều câu quá dài và có nhiều mệnh đề cho thấy văn bản trên đã được viết nháp nhiều lần.

Hiện vẫn chưa rõ liệu các lời “thú tội” của ông Suzuki hoặc những văn bản sắp được đăng tải trong các ngày tới có được công bố trước đó hay chưa.

Ông Suzuki bị Liên Xô bắt giữ và giao lại cho phía Trung Quốc vào năm 1950. Theo truyền thông Trung Quốc, ông này bị xử 20 năm tù và được thả vào năm 1963.

Giới quan sát nhận định việc công bố các tài liệu trên là hành động đáp trả của Trung Quốc sau khi thủ tướng Abe chấm dứt lệnh cấm thực hiện các hành động quân sự ở nước ngoài của Nhật Bản. Bắc Kinh xem đây là một động thái khiêu khích từ phía Nhật Bản.

Bình luận
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.
Ảnh minh hoạ.
TP Hồ Chí Minh: Hướng dẫn chi tiết lịch thi vào lớp 10
(Ngày Nay) - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa công bố lịch thi lớp 10 năm học 2025-2026. Thí sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026 sẽ thực hiện 3 bài thi, gồm: Ngữ văn, toán và ngoại ngữ (ngoại ngữ 1 đang học tại trường).
Ảnh minh họa
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc khuyến nghị nhiều giải pháp nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, ông Jean Todt, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về an toàn giao thông đường bộ đã làm việc với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các cơ quan liên quan, trao đổi giải pháp phối hợp nhằm nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Lê Kim Thành chủ trì buổi làm việc.