Trung Quốc đặt mốc thời gian khám phá hành tinh có thể sống được ngoài hệ Mặt Trời

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trung Quốc đã vạch ra một loạt kế hoạch đầy tham vọng mới về thám hiểm vũ trụ, trong đó có mục tiêu đến năm 2030 khám phá các hành tinh có thể sinh sống được ngoài hệ Mặt Trời.
Hình ảnh chụp tại trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở Tây Bắc Trung Quốc sáng 30/11 cho thấy tàu Thần Châu-15 đã kết nối thành công với trạm Thiên Cung. Ảnh: THX/TTXVN
Hình ảnh chụp tại trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở Tây Bắc Trung Quốc sáng 30/11 cho thấy tàu Thần Châu-15 đã kết nối thành công với trạm Thiên Cung. Ảnh: THX/TTXVN

Chủ tịch Tập đoàn Khoa học và Công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC) – ông Wu Yansheng tiết lộ rằng đến năm 2025, nước này lên kế hoạch phóng tàu thăm dò khám phá các tiểu hành tinh gần Trái Đất và vành đai chính của Sao Chổi. Bên cạnh đó, trong 10 - 15 năm tới, Trung Quốc sẽ thực hiện sứ mệnh lấy mẫu vật trên Sao Hỏa.

Cũng theo ông Wu Yansheng, Trung Quốc có kế hoạch tiến hành các cuộc khảo sát Sao Mộc và Sao Thiên Vương, cũng như hệ Mặt Trời và biên giới của nó. Đến năm 2030, nước này dự kiến triển khai sứ mệnh mang tên "Tìm kiếm Tiếng nói" để khám phá xem có hành tinh nào bên ngoài hệ Mặt Trời thích hợp cho con người sinh sống hay không.

Theo CASC, Trung Quốc cũng đang phát triển một phương tiện phóng có người lái thế hệ tiếp theo để đáp ứng nhu cầu chiến lược dài hạn về thăm dò Mặt Trăng. Đây là bệ phóng ba tầng rưỡi cao 90 mét, đường kính 5 mét và nặng khoảng 2.187 tấn khi phóng. Thiết bị này dự kiến có chuyến bay đầu tiên vào năm 2027.

Một mẫu tên lửa đẩy hạng nặng mới là Trường Chinh-9 cũng đang được phát triển. Đây là một siêu tên lửa ba tầng, có đường kính 10 mét với chiều cao 110 mét, có khả năng đưa vật có tải trọng 150 tấn vào quỹ đạo gần Trái Đất, 50 tấn vào quỹ đạo chuyển giao Mặt Trăng (LTO). Chuyến bay đầu tiên của Trường Chinh-9 được dự kiến vào khoảng năm 2030.

Ông Wu cũng chia sẻ những tiến bộ mới nhất trong sứ mệnh thăm dò Mặt Trăng giai đoạn 4 của Trung Quốc. Tàu thăm dò Thường Nga-6 (Chang'e-6) sẽ di chuyển đến nửa không nhìn thấy được của Mặt Trăng vào khoảng năm 2025. Nửa không nhìn thấy được của Mặt Trăng là phần bán cầu luôn “quay lưng” lại với Trái Đất.

Tàu Thường Nga-7 (Chang'e-7) dự kiến sẽ khảo sát môi trường và nghiên cứu tài nguyên của Cực Nam trên Mặt Trăng vào khoảng năm 2026. Cùng với tàu Thường Nga-7, Thường Nga-8 (Chang'e-8) sẽ được phóng vào khoảng năm 2028 để tạo thành cấu trúc cơ bản cho Trạm Nghiên cứu Mặt trăng Quốc tế.

Trung Quốc cũng đang xây dựng "internet Mặt Trăng" tích hợp các chức năng chuyển tiếp dữ liệu, điều hướng và viễn thám, với hy vọng rằng phi hành gia, kỹ sư vũ trụ và nhà khoa học trong tương lai được gửi đến trạm nghiên cứu Mặt Trăng có thể sử dụng internet để đăng lên mạng xã hội giống như trên Trái Đất.

Tờ Global Times đưa tin Trung Quốc cũng đang để mắt đến các tàu vũ trụ có thể tái sử dụng sẽ đưa đón giữa Trái Đất và không gian vũ trụ với chi phí thấp, độ tin cậy và tính linh hoạt cao.

Ông Wu nhấn mạnh: “Mục tiêu của chúng tôi là đưa Trung Quốc trở thành một trong những cường quốc vũ trụ hàng đầu thế giới vào năm 2030 và thúc đẩy Trung Quốc như một cường quốc vũ trụ mạnh mẽ trên thế giới vào năm 2045”.

Vào Ngày Vũ trụ Trung Quốc (24/4) năm 2019, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã viết bức thư gửi đến các nhà khoa học vũ trụ cấp cao, khuyến khích họ “tăng cường và mở rộng khám phá vũ trụ đồng thời nhanh chóng biến Trung Quốc thành cường quốc vũ trụ”.

Trung Quốc đã dành vài thập niên gần đây để dần dần xây dựng trạm vũ trụ của riêng nước này có tên Thiên Cung, theo phong cách của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Thiên Cung nằm ở vị trí cao hơn 161 km so với ISS và có kích thước bằng 1/5 ISS.

Dự kiến trong tương lai trạm vũ trụ Thiên Cung sở hữu tới 6 module, vẫn được coi là khiêm tốn so với ISS vốn có 17 module trong đó có 8 module của Mỹ, 6 module của Nga, 2 module thuộc về Nhật Bản và một module của châu Âu.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.