Trung Quốc tăng cường biện pháp ngăn chặn các ca bệnh xâm nhập

Tổng cục Hải quan Trung Quốc áp dụng các biện pháp kiểm dịch chặt chẽ hơn đối với những người nhập cảnh vào Trung Quốc, trong đó có khử trùng phương tiện và cách ly các cá nhân tại cảng.
Kiểm tra thân nhiệt cho bệnh nhân tại một bệnh viện ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)
Kiểm tra thân nhiệt cho bệnh nhân tại một bệnh viện ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 23/3, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GAC) cho biết nước này đã áp dụng những biện pháp cụ thể nhằm hạn chế nguy cơ dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát trở lại trong nước do các trường hợp bệnh xâm nhập từ nước ngoài.

Phát biểu tại một cuộc họp báo tại Bắc Kinh, quan chức của GAC Song Yueqian nhấn mạnh việc ngăn chặn các ca COVID-19 xâm nhập là ưu tiên hàng đầu trong nhiệm vụ của GAC. Cụ thể, cơ quan này liên tục theo dõi các diễn biến tình hình dịch bệnh cả trong và ngoài nước để đảm bảo xác định các quốc gia và vùng lãnh thổ cần phòng ngừa ngay tại các cảng cũng như để ban hành các cảnh báo kịp thời. 

Nhằm hướng dẫn các cảng quốc gia ngăn chặn những ca bệnh xâm nhập, Trung Quốc đã điều chỉnh và công bố các bản cập nhật về giải pháp kỹ thuật trong phòng chống dịch bệnh tại các cảng cũng như các chỉ đạo liên quan. Các cảng quốc gia cũng áp dụng mẫu khai báo sức khỏe cập nhật nhằm thu thập thông tin chính xác. 

Bên cạnh đó, GAC cũng áp dụng các biện pháp kiểm dịch chặt chẽ hơn đối với những người nhập cảnh vào Trung Quốc, trong đó có khử trùng phương tiện và cách ly các cá nhân tại cảng.

Ngày 22/3, Trung Quốc đại lục tiếp tục không ghi nhận thêm ca trong nước mới nào nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 nhưng có thêm 39 ca COVID-19 xâm nhập, nâng tổng số ca bệnh xâm nhập nước này lên 353 ca. 

Cùng ngày 23/2, Khu tự trị Tân Cương, Tây Bắc Trung Quốc, đã mở cửa trở lại tất cả các trường mầm non, trung học và trường dạy nghề tại đây, trở thành khu vực cấp tỉnh đầu tiên tại nước này có động thái như vậy. Quyết định được đưa ra sau khi chính quyền khu tự trị này không thông báo các mắc mới trong 34 ngày tính đến ngày 22/3. 

Tại Indoneisa, Chủ tịch Quốc hội Indonesia (MPR) Bambang Soesatyo cùng ngày 23/2 cho biết đã viết một lá thư cho người đứng đầu Cơ quan quản lý thiên tai quốc gia (BNPB) và người đứng đầu Lực lượng đặc nhiệm phản ứng nhanh COVID-19 để ban hành thẩm quyền tiến hành xét nghiệm nhanh COVID-19 cho tất cả các thành viên của MPR, bao gồm các cán bộ và gia đình làm việc tại các khu liên hợp của Hạ viện và Thượng viện. 

Ông Bambang Soesatyo cho biết thêm ông cũng đang đề nghị BNPB cho xét nghiệm nhanh các nhà báo nhằm giảm thiểu sự lây lan của dịch COVID-19.

Hiện Chính phủ Indonesia bắt đầu tiến hành xét nghiệm nhanh COVID-19 tại cộng đồng theo chỉ thị của Tổng thống Joko Widodo./.

Theo TTXVN
TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.