Trung Quốc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp nhà nước

(Ngày Nay) - Một nhà hoạch định nhà nước hàng đầu của Trung Quốc nói rằng các doanh nghiệp nhà nước (SOE) của nước này sẽ thu hút đầu tư nước ngoài và trải qua các thay đổi cơ cấu để cải thiện hiệu quả thông lượng của các doanh nghiệp, tăng năng suất và giảm rủi ro hệ thống.

Trung Quốc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp nhà nước

Ông Kristian Rouz - nhà hoạch định kinh tế hàng đầu của Trung Quốc cho biết chính phủ nước này dự định thu hút các nhà đầu tư nước ngoài lớn vào các doanh nghiệp nhà nước trong một nỗ lực nhằm mở cửa nền kinh tế. Tuyên bố được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục thúc giục Trung Quốc cởi mở hơn trong bối cảnh các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra.

Trong một tuyên bố hôm Chủ nhật, ông Xiao Yaqing - Chủ tịch Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước (SASAC), cho biết các doanh nghiệp nhà nước lớn của Trung Quốc đang trải qua một quá trình cải cách.

Ông Xiao cho biết, các doanh nghiệp nhà nước sẽ được phép thu hút đầu tư nước ngoài, có khả năng thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng, cải thiện chất lượng quản trị doanh nghiệp và tăng cường sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế trong nền kinh tế Trung Quốc.

Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ "tích cực tham gia cải cách và phát triển các doanh nghiệp nhà nước và cùng tìm hiểu các cách hợp tác sâu sắc bao gồm sở hữu hỗn hợp", ông Xiao nói.

Nhận xét của vị quan chức này phù hợp với khái niệm hợp tác công tư, hay "sở hữu hỗn hợp" mà chính phủ Bắc Kinh đã khuyến khích trong nhiều năm qua như một con đường phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Các quan chức nước này cũng cho biết những cải cách đang diễn ra và một dòng vốn đầu tư nước ngoài dự kiến có thể khiến các doanh nghiệp nhà nước mang tính cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu.

Theo một báo cáo riêng từ Bộ Thương mại Trung Quốc, tổng mức vốn FDI của Trung Quốc giảm xuống 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 12,45 tỷ USD vào tháng trước.

Trong khi đó, một số nhà kinh tế chỉ ra rằng, các công ty nhỏ hơn và thuộc sở hữu tư nhân của Trung Quốc đã hoạt động hiệu quả hơn trong những năm gần đây, bao gồm cả những công ty trong các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu. Một số doanh nghiệp Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng gia đình trị, tham nhũng, trong khi tính chất cạnh tranh gay gắt ở thị trường nội địa của Trung Quốc đã làm cho các công ty nhỏ hơn trở nên linh hoạt và bền vững hơn.

"Các công ty tư nhân ở Trung Quốc thường hiệu quả hơn, có lợi nhuận cao hơn và ít mắc nợ hơn các công ty thuộc sở hữu nhà nước", ông Alexander Wolf từ quỹ đầu tư Aberdeen Standard Investments có trụ sở tại Hồng Kông cho biết. "Trong năm 2018, Trung Quốc đã có ít nhất 20 vụ vỡ nợ công ty, nhiều hơn 50% so với cùng thời điểm năm 2017".

Các quan chức tại SASAC dường như đã thừa nhận sự thôi thúc phải cải cách khu vực nhà nước khổng lồ nhưng không hiệu quả của quốc gia có thị trường tỷ dân này. Đầu năm nay, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã thực hiện một số thay đổi nhân sự quan trọng tại các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý các doanh nghiệp nhà nước.

Chính phủ Trung Quốc đã thay thế các quan chức hàng đầu tại Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) và Cơ quan Sở hữu Trí tuệ Quốc gia (NIPA). Những thay đổi này được coi là một nỗ lực thay đổi phong cách quản lý trong phần lớn các doanh nghiệp nhà nước, trong khi các biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài có thể thúc đẩy quá trình cải cách.

Các quan chức Trung Quốc cũng bày tỏ lo ngại một số doanh nghiệp nhà nước đã trở thành "xác không hồn" khi sa lầy vào nợ nần ngân hàng và năng suất thấp. SASAC cho biết các cải cách đang diễn ra sẽ giới thiệu vốn tư nhân, cơ cấu lại tài sản, các khoản nợ và giảm sản lượng dư thừa tại các doanh nghiệp nhà nước quan trọng.

Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý, các biện pháp như vậy có thể cải thiện tính bền vững chung của nền kinh tế Trung Quốc, mà ở một mức độ lớn vẫn phụ thuộc vào khu vực công.

"Các chính sách nhằm làm cho các doanh nghiệp nhà nước lớn hơn, mạnh hơn và tốt hơn có thể thúc đẩy các công ty nước ngoài đầu tư vào nơi khác", chuyên gia Wolf cho biết.

Theo các nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư Morgan Stanley, tăng trưởng FDI của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng tốc trong bối cảnh các cải cách đang diễn ra. Các nhà kinh tế cho rằng dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ tăng lên 110-230 tỷ USD mỗi năm trong giai đoạn 2019 đến 2030, so với mức trung bình hàng năm là 126 tỷ USD trong thập kỷ qua.

Theo Sputnik
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.