Trung Quốc tăng tốc xây dựng trạm Nam Cực mới

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trung Quốc đang gia tăng sự hiện diện ở Nam Cực, khi hình ảnh vệ tinh cho thấy quá trình xây dựng tại trạm nghiên cứu thứ năm của nước này đã được nối lại kể từ năm 2018.
Trung Quốc tăng tốc xây dựng trạm Nam Cực mới

Chính quyền Bắc Kinh đã tìm cách phát triển các tuyến vận chuyển mới ở Bắc Cực và mở rộng nghiên cứu ở Nam Cực, trong khi đó các nước phương Tây lo ngại sự hiện diện ngày càng tăng tại các vùng cực có thể cung cấp cho quân đội Trung Quốc khả năng giám sát tốt hơn.

Trung Quốc đang thiết lập một trạm mới trên đảo Inexpressible gần Biển Ross, dự kiến sẽ bao gồm một đài quan sát với một trạm vệ tinh mặt đất, giúp nước này "lấp đầy khoảng trống lớn" về khả năng tiếp cận Nam Cực, theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết (CSIS).

CSIS đã sử dụng các hình ảnh vệ tinh được chụp vào tháng 1 để xác định các cơ sở hỗ trợ mới, các tòa nhà tạm thời, bãi đáp trực thăng và nền móng cho tòa nhà chính tại trạm nghiên cứu rộng 5.000 m2. CSIS ước tính rằng việc xây dựng có thể được thực hiện vào năm 2024.

“Mặc dù trạm có thể cung cấp khả năng theo dõi và liên lạc cho hệ thống vệ tinh khoa học quan sát vùng cực đang phát triển của Trung Quốc, nhưng thiết bị của nó đồng thời có thể được sử dụng để chặn liên lạc vệ tinh của các quốc gia khác”, báo cáo của CSIS chỉ ra.

Trạm này có vị trí thuận lợi để thu thập tín hiệu tình báo về Australia và New Zealand cũng như dữ liệu đo từ xa về các tên lửa được phóng từ Trung tâm Vũ trụ Arnhem mới của Australia. Sau khi hoàn thành, trạm dự kiến sẽ bao gồm một cầu cảng cho các tàu phá băng Xuelong của Trung Quốc.

Dù Mỹ vẫn duy trì sự hiện diện nghiên cứu lớn hơn ở Nam Cực, bao gồm cả cơ sở lớn nhất trong trạm McMurdo, thì người Trung Quốc cũng đang khẩn trương tăng cường sự hiện diện. Trạm thứ năm của Trung Quốc sẽ cách trạm McMurdo của Mỹ khoảng 320 km.

Theo Hiệp ước Nam Cực năm 1959 mà Trung Quốc là một bên tham gia, các hoạt động trên lục địa này bị hạn chế vì "mục đích hòa bình". Quân nhân được phép tiến hành nghiên cứu khoa học, nhưng bị cấm thành lập căn cứ, tiến hành diễn tập hoặc thử nghiệm vũ khí.

Một báo cáo năm 2022 của Lầu Năm Góc cho biết cơ sở hạ tầng mới của Trung Quốc ở Nam Cực có thể nhằm mục đích củng cố các yêu sách trong tương lai của nước này đối với tài nguyên thiên nhiên và quyền tiếp cận hàng hải, đồng thời cải thiện năng lực của quân đội.

Theo Reuters
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).