Trung Quốc thải loại thiết bị của Mỹ trong công sở nhà nước

(Ngày Nay) - Chỉ thị mới này có thể sẽ là một đòn giáng mạnh vào các công ty công nghệ của Mỹ như HP, Dell và Microsoft
Trung Quốc thải loại thiết bị của Mỹ trong công sở nhà nước

Trung Quốc đã ra lệnh loại bỏ tất cả các thiết bị và phần mềm máy tính nước ngoài khỏi các văn phòng chính phủ và các tổ chức công trong vòng 3 năm tới, tờ Financial Times đưa tin.

Chỉ thị của chính phủ Trung Quốc có thể sẽ giáng một đòn mạnh vào các công ty của Mỹ như HP, Dell và Microsoft và là đòn đáp trả cho việc chính quyền Washington từng cấm các doanh trại quân sự sử dụng các thiết bị của Huawei, trong bối cảnh chiến tranh thương mại chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Chính quyền Trump đã cấm các doanh nghiệp Mỹ làm ăn với công ty viễn thông Trung Quốc Huawei vào đầu năm nay và tới tháng 5, Google, Intel và Qualcomm tuyên bố họ sẽ "đóng băng" hợp tác với Huawei.

Chỉ thị mới đây của chính quyền Bắc Kinh là lần đầu tiên Trung Quốc công khai hạn chế sử dụng công nghệ nước ngoài, mặc dù đây là một bước tiến rộng hơn ở Trung Quốc nhằm làm giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài.

Financial Times báo cáo rằng chỉ thị này sẽ dẫn đến việc phải thay thế khoảng 20 đến 30 triệu thiết bị công nghệ và quá trình này sẽ bắt đầu vào năm 2020. Các nhà phân tích cho rằng 30% quá trình thay thế sẽ diễn ra vào năm 2020, 50% vào năm 2021 và 20% vào năm 2022.

Việc thay thế tất cả các thiết bị và phần mềm trong khoảng thời gian này sẽ là một thách thức, do nhiều sản phẩm được phát triển cho các hệ điều hành của Mỹ như Windows của Microsoft. Các văn phòng chính phủ Trung Quốc có xu hướng sử dụng máy tính để bàn của Lenovo, nhưng các bộ phận khác của máy tính, bao gồm chip xử lý và ổ cứng được sản xuất bởi các công ty Mỹ.

Vào tháng 5, Hu Xijin, biên tập viên của tờ Thời báo Toàn cầu tại Trung Quốc, cho biết chỉ thị này sẽ không gây xáo trộn thị trường công nghệ trong nước bởi các công ty Trung Quốc đã lên kế hoạch cho chiến tranh thương mại và là sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Trung Quốc tạo ra các sản phẩm xứng tầm cạnh tranh với các đối thủ Mỹ.

Theo The Guardian
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
(Ngày Nay) - Sáng 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Tạp chí Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.