Trưởng đặc khu Hong Kong nói gì về quyết định rút lại dự luật dẫn độ?

Hôm nay (5/9), Trưởng đặc khu Carrie Lam tuyên bố chính thức rút lại dự luật dẫn độ, nguồn cơn của biểu tình kéo dài gây hỗn loạn tại Hong Kong 3 tháng qua. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, bước đi này của bà Lam là "quá nhỏ và quá muộn", khó có thể dập tắt được "cơn phẫn nộ" của người biểu tình.
Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam trong cuộc họp báo. Ảnh: Reuters
Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam trong cuộc họp báo. Ảnh: Reuters

Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam trong cuộc họp báo hôm nay (5/9) cho biết Bắc Kinh “thấu hiểu, tôn trọng và ủng hộ” việc chính quyền bà quyết định rút lại dự luật dẫn độ gây tranh cãi dẫn đến cuộc khủng hoảng trầm trọng thời gian qua tại Hong Kong.

Theo Reuters, trong buổi họp báo, bà Lam nhận được câu hỏi về việc tại sao mất quá nhiều thời gian để rút lại dự luật cho phép dẫn độ tội phạm về Trung Quốc đại lục, tuy nhiên người đứng đầu Hong Kong không trả lời vào trọng tâm câu hỏi.

“Không chính xác khi nói rằng việc rút lại này là thay đổi suy nghĩ”, bà trả lời.

Bà Lam cho biết thêm việc chính thức rút dự luật dẫn độ là quyết định của chính quyền Hong Kong và được Bắc Kinh ủng hộ.

“Qua cả quá trình, chính quyền trung ương Trung Quốc đã hiểu rằng tại sao chúng tôi cần phải làm như vậy. Họ tôn trọng quan điểm của tôi và ủng hộ tôi hoàn toàn”, bà Lam khẳng định.

Trưởng đặc khu Hong Kong cũng đề cập đến các biện pháp khác bao gồm mở một cuộc đối thoại với người dân để cố gắng giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội và kinh tế như nhà ở và quyền lợi của giới trẻ.

“Chúng tôi cần phải tìm ra cách giải quyết sự bất mãn trong xã hội và hướng tới những giải pháp triệt để”, bà nói.

Về yêu cầu lập Ủy ban điều tra độc lập đối với cảnh sát của người biểu tình, bà Lam cho hay: “Liên quan tới việc mở một cuộc điều tra độc lập, chúng tôi nghĩ rằng chúng ta không nên thành lập một ủy ban điều tra và nên để vụ việc này cho Hội đồng Khiếu nại Cảnh sát Độc lập (IPCC) giải quyết”.

Còn việc bãi bỏ cáo buộc đối với người biểu tình bị bắt như người biểu tình yêu cầu, bà Lam giải thích rằng động thái này “đi ngược lại với quy tắc pháp luật và không thể chấp nhận được”.

Việc rút lại dự luật dẫn độ là đáp ứng một trong 5 yêu sách của những người biểu tình, mặc dù rất nhiều người vẫn cho rằng bước đi này là quá nhỏ và quá muộn.

Bốn yêu cầu còn lại bao gồm, nhà lãnh đạo Hong Kong từ chức, miễn khởi tố những người bị bắt trong cuộc biểu tình, điều tra độc lập về cáo buộc cảnh sát dùng vũ lực quá mức và cải cách chính trị.

Giờ đây, phong trào biểu tình ở Hong Kong đã bước sang tuần thứ 14 và những người tham gia vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”, và vẫn kêu gọi đáp ứng toàn bộ yêu cầu kể trên.

“Nếu bà Lam rút lại dự luật dẫn độ từ 2 tháng trước thì đó sẽ là một giải pháp nhanh chóng. Chúng tôi mới đạt được một yêu cầu, còn bốn đề nghị nữa và chúng tôi sẽ không từ bỏ”, một người tham gia biểu tình cho biết.

Theo Infonet
Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.