Từ năm 2017, giá vé thăm quan chùa Hương tăng 54%

(Ngày Nay) - Tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội hôm qua, ngày 3/1, ông Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức cho biết, giá vé thăm quan chùa Hương từ năm 2017 sẽ tăng lên 54%. 
Từ năm 2017, giá vé thăm quan chùa Hương tăng 54%

Cụ thể, mức thu phí Chùa Hương trước năm 2017 là 49.000 đồng/lượt đối với vé thường, 24.000 đồng/lượt đối với vé ưu đãi (dành cho các đối tượng được giảm 50% phí tham quan theo quy định). Mức thu phí thăm quan sau điều chỉnh là 78.000 đồng/lượt (đối với vé thường), 38.000 đồng/lượt (đối với vé ưu đãi). Vé đò cũng tăng từ 35.000 đồng/lượt/người tăng lên 50.000 đồng/lượt/người với tuyến chính.

“Tính chung, giá vé thăm quan và vé đò từ đầu năm 2017 tăng 54%. Lễ hội chùa Hương sẽ khai hội từ mùng 6 tháng Giêng, trong đó sẽ miễn phí thăm quan trong 3 ngày Tết” - ông Nguyễn Văn Hậu cho biết. Mức vé thăm quan chùa Hương mức cao nhất cho phép là 120.000 đồng nên mức vé thu hiện nay là 78.000 đồng/lượt là hợp lý. Mức thu này vẫn tương đối thấp so với các di tích và thắng cảnh có cùng quy mô và tính chất tại các địa phương khác như Tam Cốc - Bích Động (120.000 đồng vé người lớn, 60.000 đồng vé trẻ em), Tràng An (150.000 đồng vé người lớn, 80.000 đồng vé trẻ em).

Từ năm 2017, giá vé thăm quan chùa Hương tăng 54% ảnh 1Mức thu phí thăm quan sau điều chỉnh là 78.000 đồng/lượt (vé thường), 38.000 đồng/lượt (vé ưu đãi)

 Mức tăng này đã được HĐND thành phố Hà Nội thông qua kỳ họp thứ 3 khóa XV vào ngày 6/12/2016 để xây dựng, tu bổ, tôn tạo các di tích.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Hậu: “Đây là lần điều chỉnh giá vé đầu tiên từ năm 2012 để phù hợp với biến động giá cả trong 5 năm qua để huyện đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo các công trình, di tích khu vực chùa Hương”.

Theo UBND huyện Mỹ Đức, huyện đã đầu tư xây dựng các công trình tu bổ, tôn tạo di tích, với mức thu phí đang thực hiện không đủ bủ đắp các chi phí. Ngân sách nhà nước đang phải bù thêm để có kinh phí thực hiện. 

UBND huyện Mỹ Đức dự kiến 13 dự án đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo các công trình để phục vụ di tích như: Quy hoạch tổng thế khu Di tích thắng cảnh Hương Sơn; cải tạo nâng cấp nhà vệ sinh công cộng, Cải tạo tuyến đường bộ Long Vân (3km) - Tuyết Sơn (2km); mở rộng và làm mới một số bến xe...

Từ năm 2017, giá vé thăm quan chùa Hương tăng 54% ảnh 2Vé đò tăng từ 35.000 đồng/lượt/người lên 50.000 đồng/lượt/người với tuyến chính

Bên cạnh đó, chi phí cho công tác tổ chức lễ hội và thu phí cũng ngày một cao, trong khi mức phí được để lại phục vụ cho công tác quản lý lễ hội hàng năm không tăng nhiều, trung bình từ 22 đến 23 tỷ đồng, do lượng khách về chùa Hương khoảng 1,45 triệu lượt, không tăng nhiều. UBND huyện Mỹ Đức đã đề xuất tăng mức để lại cho đơn vị thu phí để phục vụ công tác thu và tổ chức lễ hội lên 32 tỷ/năm.

Liên quan đến vấn đề lái đò thu thêm tiền quá quy định, ép khách trả thêm tiền, ông Nguyễn Văn Hậu cho rằng đó là “xin lộc” chứ không phải ép khách. Nếu có vấn đề vòi vĩnh thêm tiền, du khách có thể gọi vào các số điện thoại “nóng” của BTC lễ hội chùa Hương để xử lý.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.