Tupperware chấp nhận bán thương hiệu cho chủ nợ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Công ty Tupperware Brands (Mỹ) mới đây vừa chấp thuận việc kinh doanh của mình được quản lý bởi một nhóm chủ nợ với giá 23,5 triệu USD, đồng thời xóa bỏ khoản nợ hơn 63 triệu USD. Bên cạnh đó, công ty còn hủy kế hoạch đấu giá tài sản ra thị trường.
Tupperware chấp nhận bán thương hiệu cho chủ nợ

Tupperware mới đây đã công bố thỏa thuận mới cho phép các chủ nợ mua lại thương hiệu công ty, đồng thời có quyền điều hành tại nhiều thị trường chủ chốt tại phiên tòa ở bang Delaware (Mỹ). Ông Brendan Shannon, Thẩm phán của Tòa án Phá sản Mỹ cho biết ông sẽ sớm lên lịch một phiên tòa riêng để xem xét phê duyệt thương vụ này, đây có lẽ là giải pháp tốt nhất trong bối cảnh đầy khó khăn và thách thức của công ty.

Công ty này đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào tháng trước với khoản nợ 818 triệu USD, và có kế hoạch tìm người mua lại trong vòng 30 ngày. Tuy nhiên, một bên chủ nợ của Tupperware không đồng ý kế hoạch này của công ty, thay vào đó họ muốn tự mình nắm quyền sở hữu công ty.

Trong phiên tòa hồi tuần trước, Tupperware lập luận rằng các chủ nợ không nên gạt bỏ những bên cho vay khác và ngăn họ hưởng lợi từ thương vụ này. Phía chủ nợ cho biết cuộc đấu giá mà Tupperware đề xuất sẽ không công bằng khi công ty ngăn họ sử dụng việc hoán đổi nợ như một phần trong quá trình đấu thầu.

Theo thông tin, thỏa thuận mới cho phép các chủ nợ dùng khoản nợ như một phần của việc mua lại công ty, đồng thời họ cũng phải trả tiền mặt để Tupperware thanh toán các phần nợ khác.

Theo dự kiến, quỹ Alden Global Capital, Stonehill Institutional Partners và Ngân hàng Mỹ sẽ là những bên tiếp tục quản lý công ty này.

Tupperware từng nổi tiếng vào những năm 1950 nhờ mô hình “ bữa tiệc Tupperware”, khi những bà mẹ nội trợ tổ chức họp mặt tại nhà để bán các sản phẩm hộp đựng thực phẩm, coi đây như một cách để tự chủ tài chính.

Tuy nhiên, công ty nhận định họ đã quá phụ thuộc vào đội ngũ đại diện bán hàng độc lập trong những năm gần đây khiến doanh số sụt giảm kéo dài, và bỏ lỡ những cơ hội phát triển kênh bán hàng trực tuyến và bán lẻ.

Theo Reuters
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).